06/10/2022 10:14 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chân dung nhà hóa học Barry Sharpless hai lần được trao giải Nobel

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Nhà hóa học người Mỹ Barry Sharpless trở thành người thứ năm trong lịch sử được trao giải Nobel hai lần. Bốn người trước đó đều được trao hai lần vào thế kỷ 20.

Chân dung nhà hóa học Barry Sharpless hai lần được trao giải Nobel - Ảnh 1.

Nhà hóa học người Mỹ Barry Sharpless - Ảnh: NOBEL MEDIA

Hôm 5-10, giải Nobel Hóa học năm 2022 được trao cho ba nhà hóa học. Trong đó hai ông Barry Sharpless (người Mỹ), Morten Meldel (người Đan Mạch) là những người đã đặt nền móng cho lĩnh vực hóa học click (click chemistry), còn bà Carolyn Bertozzi (người Mỹ) là người đã ứng dụng hóa học click trong nghiên cứu tế bào sống.

Theo Hãng tin AFP, đây là lần thứ hai ông Barry Sharpless được trao giải Nobel. Ông trở thành người thứ năm trong lịch sử được trao giải Nobel hai lần.

Lần trước đó, ông Sharpless được trao giải Nobel Hóa học năm 2001 cùng với nhà hóa học người Nhật Noyori Ryōji và nhà hóa học người Mỹ William Standish Knowles.

Ông Barry Sharpless sinh năm 1941 tại Philadelphia, bang Pennsylvania, Mỹ. Ông tốt nghiệp Trường Friends 'Central (dạy từ mẫu giáo tới lớp 12) năm 1959. Ông tiếp tục học tại Đại học Dartmouth và được trao bằng cử nhân năm 1963.

Ban đầu ông Sharpless dự định theo học trường y sau khi tốt nghiệp đại học, nhưng giáo sư nghiên cứu của ông đã thuyết phục ông theo đuổi ngành hóa học. Ông Sharpless lấy bằng tiến sĩ về hóa học hữu cơ tại Đại học Stanford vào năm 1968. 

Ông tiếp tục nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Stanford từ năm 1968 - 1969. Sau đó ông chuyển đến Đại học Harvard (từ 1969 - 1970) và nghiên cứu về enzyme học trong phòng thí nghiệm của nhà hóa sinh Konrad E. Bloch.

Ông Sharpless là giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts (giai đoạn 1970 - 1977 và 1980 - 1990) và Đại học Stanford (giai đoạn 1977 - 1980). Từ năm 1990, ông là giáo sư hóa học tại Viện Nghiên cứu Scripps (Mỹ).

Trước nhà hóa học người Mỹ Barry Sharpless, những người từng được trao giải Nobel hai lần là bà Marie Curie (Nobel Vật lý 1903, Nobel Hóa học 1911), ông Linus Pauling (Nobel Hóa học 1954, Nobel Hòa bình 1962), ông John Bardeen (Nobel Vật lý 1956, Nobel Vật lý 1972) và ông Frederick Sanger (Nobel Hóa học 1958, Nobel Hóa học 1980).

Cũng cần lưu ý ngoài các cá nhân nói trên, có hai tổ chức đã giành được giải Nobel Hòa bình nhiều lần, gồm Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) được trao vào các năm 1917, 1944 và 1963 và Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) được trao vào các năm 1954 và 1981.

Nobel hóa học 2022: Sự đơn giản, hữu dụng lên ngôi

TTO - Giải Nobel hóa học năm nay đã ghi nhận và tôn vinh những đột phá trong ngành hóa học với trọng tâm là tính đơn giản và hữu dụng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ cực quang sao Mộc là một thế giới hoàn toàn khác biệt: choáng ngợp, dữ dội và siêu thực.

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội đánh giá cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là cánh cửa rất quan trọng để các mô hình, công nghệ mới ra đời và lớn lên. Nhưng chấp nhận đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Các nhà khoa học phát hiện dấu hiệu cho thấy một lớp nước lỏng khổng lồ có thể tồn tại sâu dưới lòng đất sao Hỏa, hé lộ lời giải cho bí ẩn nước biến mất và mở ra hy vọng tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Rạng sáng 13-5, một ngọn núi lửa ở miền trung Philippines đã phun trào, tạo ra cột tro khổng lồ cao khoảng 4,5km bốc lên trời.

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar