10/12/2018 08:00 GMT+7

Chân dung người lính trở về từ “chiến địa” thời bình

Thu Hiền
Thu Hiền

Câu chuyện về người lính đã che chắn cho đất nước khỏi hàng chục nghìn liều thuốc độc - bằng thân mình, và cả bằng sự bình an của gia đình nhỏ.

Ngày 26/8/2018, trung uý Nguyễn Đình Tài dự định đi làm về sẽ đưa hai con trai đi chơi. Đó là ngày gia đình Việt Nam.

Nhưng ngày lễ nhỏ của gia đình ấy đã khép lại bằng một cuộc điện thoại vào giữa trưa. Đó là cuộc điện thoại mà chị Thuý đã chuẩn bị tâm lý để nghe trong suốt hơn mười năm chồng làm trinh sát. Anh Tài đã trúng đạn, trong một cuộc vây bắt đối tượng vận chuyển gần biên giới.

Năm giờ sáng ngày hôm đó, cách biên giới Việt-Lào năm cây số, Tài và đồng đội thực hiện một cuộc vây bắt quan trọng: Vừ Bá Xênh, một thầy giáo tiểu học ở Nghệ An, thực hiện một cuộc giao dịch với 20 bánh heroin, 7kg ma tuý đá và 12 nghìn viên ma tuý tổng hợp.

Ngay thời điểm Vừ Bá Xênh nhận hàng, trung uý Nguyễn Đình Tài là người xuất hiện và khống chế. Nhưng sau đó là ba tiếng súng. Những kẻ buôn ma tuý có đồng bọn ẩn nấp để giải vây. Người lính biên phòng khuỵ xuống. Đồng đội anh, thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng nhận một viên đạn vào vai. Còn anh Tài, là hai viên đạn vào vùng cột sống.

Sau một cuộc vượt rừng khẩn cấp, các đồng đội đưa được Nguyễn Đình Tài xuống bệnh viện thành phố Vinh, và đưa ra Hà Nội ngay trong đêm hôm đó.

Chân dung người lính trở về từ “chiến địa” thời bình - Ảnh 1.

Giờ đây việc di chuyển của trung uý Nguyễn Đình Tài phụ thuộc hoàn toàn vào chiếc xe lăn, nỗi lo lớn nhất của anh giờ đây là sức khoẻ. Anh mong muốn chấn thương của mình sớm bình phục để hỗ trợ cho gia đình và không trở thành gánh nặng cho người thân - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Trung uý Nguyễn Đình Tài có một ánh mắt biết cười. Anh vẫn tỏ ra lạc quan với những phóng viên đến thăm. Nhưng hai viên đạn ngay vùng cột sống, tạo ra một bất an không thể chối bỏ: liệu người lính đã từng xông pha nơi biên cương ấy, có bao giờ đi lại được bình thường lần nữa? Đôi chân giờ đang teo dần. Hai vết thương sâu hoắm trên lưng, để lại những cơn đau không thở nổi.

Nhưng ở một góc nhìn khác, chị Thuý cảm nhận rằng mình vẫn may mắn. Đâu đó khắp đất nước, giữa thời bình, vẫn còn những người vợ mất chồng, đứa con sinh ra chưa từng biết mặt cha, người mẹ mất con, vì cuộc chiến chống ma tuý.

Bốn tháng sau sự kiện, anh Tài đang trị liệu tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Đi theo hành trình của một người lính từ "chiến địa" trở về, Tuổi Trẻ gửi tới độc giả một góc nhìn khác về một cuộc chiến tàn khốc thời bình. Đằng sau những tấm bằng khen, sự ngợi ca và có thể là cả huân chương, vẫn là những nỗi lo của đời sống: một người vợ giáo viên; hai đứa con đang tuổi lớn; là người mẹ ngậm ngùi sờ nắn đôi chân đau đớn của con trai; và phía sau chiếc xe lăn, là một căn nhà hai tầng nhỏ đang xây dở dang.

Chân dung người lính trở về từ “chiến địa” thời bình - Ảnh 2.

Anh Nguyễn Đình Tài đang khó nhọc nâng một quả bóng cao su nặng 5kg dưới sự trợ giúp của Kỹ thuật viên Đinh Đăng Tài - Trưởng nhóm kỹ thuật viên tại Trung Tâm phục hồi chức năng - Bệnh viện Bach Mai. Việc nâng bóng cao su là một bài tập hỗ trợ thăng bằng cho anh Tài - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chân dung người lính trở về từ “chiến địa” thời bình - Ảnh 3.

Chấn thương cột sống của anh Tài qua một tấm phim chụp X-quang. Trong ảnh chị Đinh Thị Phương Thuý vợ anh Tài đang trao đổi với Bác sĩ điều trị về chấn thương của chồng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chân dung người lính trở về từ “chiến địa” thời bình - Ảnh 4.

Mỗi buổi sáng anh Tài phải điện sung kéo dài khoảng 15-30 phút, quá trình này sẽ hỗ trợ việc tái phục hồi các nhóm cơ bị liệt - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chân dung người lính trở về từ “chiến địa” thời bình - Ảnh 5.

Anh Tài đang tập di chuyển thăng bằng, theo các bác sĩ tại Trung tâm thì quá trình phục hồi chức năng của anh Tài đang diễn tiến tốt, từ chỗ không đi đứng được, giờ đây anh Tài có thể di chuyển khi có công cụ hỗ trợ như nẹp và khung thăng bằng bên cạnh - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chân dung người lính trở về từ “chiến địa” thời bình - Ảnh 6.

Nụ cười của anh Tài trong một bài vật lý trị liệu phục hồi cơ chân, dù bệnh nặng nhưng anh Tài luôn giữ được một tinh thần tốt và lạc quan - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chân dung người lính trở về từ “chiến địa” thời bình - Ảnh 7.

Anh Tài trở về quê nhà tại Thanh Chương - Nghệ An trên một chuyến xe khách, đây là lần thứ hai anh Tài được trở về nhà sau khi lên Hà Nội điều trị - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chân dung người lính trở về từ “chiến địa” thời bình - Ảnh 8.

Thời tiết Miền Bắc trở lạnh khiến cho đôi chân của anh Tài bị đau nhói - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chân dung người lính trở về từ “chiến địa” thời bình - Ảnh 9.

Mẹ của anh Tài thịt một con gà để chiêu đãi cậu con trai lâu ngày mới trở về thăm nhà - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chân dung người lính trở về từ “chiến địa” thời bình - Ảnh 10.

Bố mẹ và vợ đang hỗ trợ anh Tài trong việc di chuyển, do chưa thể di chuyên bằng hai chân nên anh Tài phải phụ thuộc vào xe lăn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chân dung người lính trở về từ “chiến địa” thời bình - Ảnh 11.

Anh Tài bắt tay với đứa cháu gần nhà, do ít được gặp “bác Tài” nên cậu bé có vẻ ngơ ngác khi nhìn thấy người thân - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chân dung người lính trở về từ “chiến địa” thời bình - Ảnh 12.

Bà Nguyễn Thị Hạnh mẹ của anh Tài đang động viên con mỗi khi anh Tài bị đau, do bị chấn thương cột sống nên anh thường xuyên bị chuột rút rất đau đớn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chân dung người lính trở về từ “chiến địa” thời bình - Ảnh 13.

Bé Nguyễn Đình Đức 10 tuổi, Nguyễn Đình Hiếu 8 tuổi, con trai anh Tài mỗi đứa một chân đang xoa bóp cho cha, biết tin bố về thăm nhà, hai đứa cả ngày quẩn quanh chăm sóc cho bố - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chân dung người lính trở về từ “chiến địa” thời bình - Ảnh 14.

Bữa cơm gia đình tại gia đình anh Tài, 3 tháng rồi cả nhà mới có được một bữa ăn có đầy đủ các thành viên như vậy - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chân dung người lính trở về từ “chiến địa” thời bình - Ảnh 15.

Nụ cười của anh Tài và các thành viên trong gia đình. “Điều hạnh phúc và may mắn nhất của tôi là trong lúc khó khăn nhất là gia đình và những người đồng đội bên cạnh, nó giúp tôi vững tâm và có động lực để vượt qua bệnh tật” - anh Tài chia sẻ. - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chân dung người lính trở về từ “chiến địa” thời bình - Ảnh 16.

Anh Tài ngắm nhìn ngôi nhà mới xây, khi anh nhập viện ngôi nhà mới chỉ là chiếc móng, giờ đây nó đã trở nên khang trang hơn. Ngôi nhà này xây dựng khoảng 800 triệu đồng, trong đó các đồng đội của anh hỗ trợ 300 triệu - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH





Thu Hiền

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar