29/01/2025 22:59 GMT+7

Chân dung người đứng sau sự trỗi dậy của DeepSeek

Sự phát triển và thành công vượt bậc trong thời gian ngắn vừa qua của DeepSeek đã khiến thế giới phải đổ dồn sự chú ý vào người đứng sau mô hình phát triển AI độc đáo này.

Chân dung người đứng sau sự trỗi dậy của DeepSeek - Ảnh 1.

Nhà sáng lập DeepSeek Lương Văn Phong (phải) phát biểu tại hội thảo do Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường chủ trì hôm 20-1 - Ảnh: CCTV

Theo Hãng tin Reuters, ngày 27-1, trợ lý trí tuệ nhân tạo (AI) miễn phí của công ty khởi nghiệp Trung Quốc DeepSeek đã vượt qua đối thủ ChatGPT để trở thành ứng dụng miễn phí có đánh giá cao nhất trên App Store của Apple tại Mỹ.

Đáng nói, ứng dụng này mới vừa được ra mắt hôm 10-1 nhưng đã làm khuynh đảo thị trường AI, khiến cổ phiếu nhiều công ty AI phương Tây lao đao.

Tiếng vang quốc tế trên nhanh chóng khiến thế giới dồn sự chú ý vào nhà sáng lập của DeepSeek - ông Lương Văn Phong (Liang Wenfeng).

Thần đồng xứ Quảng Đông

Ông Lương Văn Phong đến từ thành phố Trạm Giang thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), một trong những trung tâm đổi mới sáng tạo của đất nước tỉ dân trong hai thập kỷ cuối thế kỷ 20.

Đài CGTN khẳng định thuở thiếu thời, ông Lương có năng khiếu với môn toán. Ông từng theo học chuyên ngành kỹ thuật điện tử và truyền thông tại Trường đại học Chiết Giang. Năm 2010, ông hoàn thành chương trình cao học kỹ thuật thông tin và truyền thông cũng tại ngôi trường danh giá này.

Năm 2015, ông Liang đồng sáng lập quỹ High-Flyer. Đây là một quỹ đầu cơ sử dụng mô hình toán học, phân tích thống kê và thuật toán máy tính để tích hợp AI vào quá trình ra quyết định.

Dưới sự lãnh đạo của ông, quỹ đã tăng trưởng tài sản gấp 10 lần trong vỏn vẹn bốn năm, từ 1 tỉ nhân dân tệ (138 triệu USD) vào năm 2016 lên hơn 10 tỉ nhân dân tệ (1,38 tỉ USD) vào năm 2019.

Tháng 4-2023, High-Flyer thông báo trên mạng xã hội Trung Quốc WeChat rằng họ sẽ mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài ngành đầu tư và tập trung nguồn lực để "khám phá bản chất của trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI)".

Start-up AI DeepSeek được thành lập một tháng sau đó và phát triển cho đến nay.

"Sam Altman của Trung Quốc"

Chân dung người cha đẻ đứng sau sự trỗi dậy của DeepSeek - Ảnh 3.

Giống như DeepSeek và ChatGPT, ông Lương cũng được đưa ra so sánh với ông Sam Altman - Ảnh: REUTERS

Ông Lương được nhiều nhân vật lớn trong giới công nghệ và kinh doanh, trong đó có chuyên gia lĩnh vực điều hành kinh doanh của Đài CNN David Goldman, ví như là "Sam Altman của Trung Quốc". Qua đó, ông được đặt ngang hàng với nhà đồng sáng lập OpenAI.

Sau khi DeepSeek gây chấn động thế giới, ông Lương vẫn cực kỳ kín tiếng, hạn chế xuất hiện tại các hội nghị chuyên đề hoặc trả lời phỏng vấn truyền thông.

Lần xuất hiện gần đây nhất là vào ngày 20-1, khi ông là một trong chín người phát biểu tại một hội nghị chuyên đề kín do Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường chủ trì.

Qua những phát biểu trong quá khứ, giới quan sát nhận định ông Lương có quan điểm độc đáo về việc áp dụng mô hình toán học vào kinh doanh.

Bên cạnh đó, ông cũng sở hữu tầm nhìn táo bạo về việc duy trì chi phí phát triển AI ở mức phải chăng, đồng thời mong muốn thách thức các nước phương Tây trong lĩnh vực này.

"Nguyên tắc của chúng tôi là không bán lỗ nhưng cũng không tìm kiếm lợi nhuận quá mức. Mức giá hiện tại cho phép biên lợi nhuận khiêm tốn hơn chi phí của chúng tôi. Chúng tôi giảm giá vì chúng tôi tin rằng cả dịch vụ AI và API (giao diện lập trình ứng dụng) đều phải có giá cả phải chăng và dễ tiếp cận với mọi người", ông Lương từng chia sẻ.

Ngoài ra, ông còn bày tỏ niềm tin lớn vào tiềm năng trở thành "gã khổng lồ AI" của Trung Quốc, cũng như hy vọng về những tiến bộ AI mà Trung Quốc sắp đạt được.

Nhà sáng lập DeepSeek cho rằng đổi mới sáng tạo, nhất là trong lĩnh vực AI, rất tốn kém. Tuy nhiên, quy mô kinh tế của Trung Quốc và lợi nhuận tầm cỡ quốc tế của các công ty như ByteDance và Tencent mang đến cho nước này cơ hội tham gia cuộc đua AI hiện tại.

"Cái chúng ta thiếu không phải là vốn mà là sự tự tin và khả năng tổ chức nhân tài có trình độ cao để đổi mới hiệu quả. Chúng tôi tin rằng với sự phát triển kinh tế, Trung Quốc phải dần chuyển từ vị thế người thụ hưởng sang người đóng góp và không còn bám đuôi người khác", ông Lương phát biểu tại buổi họp chuyên đề với Thủ tướng Lý Cường hồi tháng 7-2024.

Nhà Trắng, OpenAI tố DeepSeek đánh cắp sở hữu trí tuệ

DeepSeek bị cả OpenAI và Nhà Trắng tố sử dụng trái phép sở hữu trí tuệ của OpenAI để huấn luyện các mô hình trí tuệ nhân tạo cạnh tranh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump: Đàm phán tại Geneva thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Đăng tải trên mạng xã hội ngày 10-5, Tổng thống Donald Trump ca ngợi đàm phán về quan hệ Mỹ - Trung tại Thụy Sĩ cùng ngày.

Ông Trump: Đàm phán tại Geneva thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine

Ông Putin đưa ra lời đề nghị đàm phán trực tiếp với Ukraine, vài giờ sau khi Kiev và các lãnh đạo châu Âu kêu gọi ngừng bắn 30 ngày từ đầu tuần sau.

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine

Tin tức thế giới 11-5: Ông Putin đề xuất đàm phán Nga - Ukraine vào ngày 15-5

Các đồng minh của Kiev gây sức ép để Matxcơva ngừng bắn 30 ngày từ tuần sau; Ông Trump thấy tích cực về đàm phán Mỹ - Trung.

Tin tức thế giới 11-5: Ông Putin đề xuất đàm phán Nga - Ukraine vào ngày 15-5

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng chứng kiến việc trao văn kiện hợp tác giữa hai nước, trong đó có các lĩnh vực liên quan dầu khí, năng lượng hạt nhân, y sinh...

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí tạo bước phát triển mới, thực chất và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar