30/03/2004 23:45 GMT+7

Chạm tay vào... huyền bí Ai Cập: Kim tự tháp, xác ướp và...

LÊ VĂN NUÔI
LÊ VĂN NUÔI

TT - Nơi tôi ở vốn là thành phố cổ Memphis - nay mang tên Giza, nơi có quần thể ba kim tự tháp (KTT) nổi tiếng nhất trong hơn 110 KTT mà người ta đã tìm ra trên đất Ai Cập.

Phóng to
TT - Nơi tôi ở vốn là thành phố cổ Memphis - nay mang tên Giza, nơi có quần thể ba kim tự tháp (KTT) nổi tiếng nhất trong hơn 110 KTT mà người ta đã tìm ra trên đất Ai Cập.

Từ trên sân thượng khách sạn, nhà hàng quanh đây có thể thấy bóng dáng sừng sững của ba KTT nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đó là những lăng mộ của ba vị vua (pharaoh) Cheops, Chepren và Mycerinos...

Bí mật kim tự tháp

Tôi không khỏi tư lự khi đến gần và chạm tay vào những phiến đá vàng óng của KTT. Đầu óc của nhà thông thái nào đã thiết kế công trình này, để hàng trăm nghìn người phải lao động ròng rã 20 năm để vận chuyển 2.500.000 khối đá, mỗi khối nặng 2-15 tấn, xếp thành ngọn tháp vĩ đại này. Tôi thử bước chân vào lòng KTT qua một lối vào rộng gần 1m, cao 1,3m, sâu xuống mặt đất chừng 30m.

Lối vào này do một thủ lĩnh người Ả Rập là Kaliph Mamun cho đục vào thế kỷ thứ 9. Tôi bước vào phòng quàn quan tài vua Cheops, căn phòng đẽo từ đá hoa cương, mái lợp chín phiến đá, mỗi phiến nặng 50 tấn. Vách phòng có nhiều tranh khắc, tượng chạm mô tả chiến công của vua, nhưng xác ướp của Cheops người ta không thấy ở đó khi mở đường vào lòng KTT này.

Đi sâu vào trong nữa là một mạng lưới ngóc ngách bí hiểm không biết dẫn đi đâu. Những bức bích họa và di chỉ khảo cổ cho thấy người xưa đã lấy đá từ những hầm đá ở Aswan - thượng nguồn sông Nile, cách xa 800km, dùng bè thả trôi theo sông vào mùa lụt. Rồi những đoàn người dài vô tận dùng dây kéo những tảng đá này lên con đường đất dốc thoải để đưa đá vào đúng vị trí thiết kế.

Độ chính xác về mặt xây dựng KTT Cheops đã gây kinh ngạc cho các chuyên gia khảo cổ thời nay. Bốn mặt vách nằm rất đúng ở bốn phương đông, tây, nam, bắc. Đáy vuông, mỗi cạnh đáy dài 230m, cao 146m. Nếu lấy chu vi đáy chia cho hai lần chiều cao ta sẽ có số pi 3,1416, điều mà 2.000 năm sau nhà toán học Archimedes mới tìm ra! Đó chỉ mới là vài điều trong vô vàn bí ẩn của KTT.

Những cái chết chưa có lời giải

Rời KTT Giza, tôi đến thăm Bảo tàng Cairo, nơi tập trung nhiều nhất những hiện vật của nền văn minh Ai Cập cổ đại. Ở gian phòng trưng bày xác ướp, người ta đã đưa về đây hàng trăm xác của đủ mọi tầng lớp từ dân đến vua, đủ già, trẻ, gái, trai. Nhưng được chú ý nhất là hai xác ướp của hoàng đế Ramses II và vị vua trẻ Tutankhamen.

Ramses đệ nhị là một trong những pharaoh oai hùng nhất - 1.300 năm trước Công nguyên, trị vì 65 năm. Ông chinh phạt các nước lân bang từ Ethiopia đến Palestine để mở rộng đế quốc của mình. Ông là một nhà đại kiến trúc, đã hoàn thành nhiều thành lũy, lâu đài, kênh đào từ sức lao động của lực lượng tù binh bị bắt trên chiến trường.

Tutankhamen - năm 1350 trước Công nguyên - là một vị vua tầm thường nhưng nổi danh nhờ sự huy hoàng và nguyên vẹn của lăng tẩm ông, được tìm thấy trong lòng “thung lũng các vị vua” vào năm 1922. Xác ướp ông nằm trong chiếc quan tài bằng vàng khối nặng 150kg, mặt ông mang chiếc mặt nạ bằng vàng ròng nặng 15kg.

Những báu vật đầy rẫy trong lăng mộ ông như ngai vàng, vật trang sức, vũ khí, nhạc cụ, thuyền... phần lớn đều làm bằng vàng, như còn mới nguyên, rực sáng khắp các gian phòng trưng bày lăng mộ ông ở Viện bảo tàng Cairo. Tutankhamen còn được nhắc đến bởi lời nguyền khắc trên vách đá lăng mộ ông: “Kẻ nào dám khuấy động giấc ngủ của pharaoh đều phải chết!”.

Phóng to
Một cảnh tế lễ và ướp xác được tái hiện trong làng văn hóa Pharaonic ở Ai Cập - Ảnh: L.V.N.
Ngày 17-2-1922, khi nhà khảo cổ Lord Carnarvon và đoàn thám hiểm của ông đục phá chiếc cửa bí mật để đột nhập lăng mộ của vua Tutankhamen, họ đã thấy hiện ra hàng chữ trên. Không ai ngờ đó là lời nguyền rất linh nghiệm. Những người dấn thân khám phá KTT và đến bên quan tài quàn xác vua Tutankhamen đều lần lượt bị trừng phạt.

Trước tiên là nhà khảo cổ Lord Carnarvon, ông thốt lên “Tôi cảm thấy thích chốn địa ngục”, rồi chết ở khách sạn Continental. Tiếp theo, nhà khảo cổ người Mỹ thình lình vùng dậy lao về hướng KTT đòi vào chỗ đặt quan tài của Tutankhamen rồi gục chết. Tấn thảm kịch tiếp diễn. Chỉ trong vòng sáu năm sau cuộc khai quật, đã có 12 người chết một cách khác thường, những cái chết đến nay vẫn chưa có lời giải.

Vài điều về thành phố Alexandria

Rời thành phố Cairo 16 triệu dân này, chúng tôi làm một cuộc hành trình xuyên sa mạc Sahara trong gần bốn tiếng để đến thăm thành phố Alexandria nằm ven bờ Địa Trung Hải.

Thành phố mang tên Alexander đại đế, người đã chinh phục vùng đất này. Sau khi ông mất, một vị tướng của ông là Ptolemy Soter nắm quyền ở Ai Cập đã ra lệnh thành lập và xây dựng thành phố Alexandria và lấy đó làm kinh đô. Đồng thời, ông cho xây dựng một hải đăng đầu tiên của loài người trên đảo Pharos vào khoảng năm 290 trước Công nguyên.

Trong nhiều thế kỷ, ngọn hải đăng thành Alexandria đã hướng dẫn tàu bè ra vào cảng. Hải đăng gồm ba tầng: phần chân đế cao 55,9m với cấu trúc hình trụ bên trong; phần giữa là một cấu trúc hình lục giác với mỗi cạnh dài 18,30m và cao 27,45m; phần chóp hình trụ cao 7,3m. Ở chóp tháp, dùng miếng kính phản chiếu mặt trời ban ngày, còn ban đêm thì người ta dùng lửa.

Hình ảnh hải đăng này được in trên đồng tiền La Mã và được xếp vào một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Những trận động đất năm 1303 và 1323 đã gây tổn hại nặng nề cho kiến trúc này.

Alexandria còn là quê hương của nữ hoàng Cléopâtre. Trong bảo tàng của thành phố này còn lưu giữ nhiều pho tượng và tranh khắc đá mô tả chân dung mỹ miều của nữ hoàng. Bà là người gốc Hi Lạp, là Cléopâtre thứ bảy trong một gia đình vua chúa đông con gái.

Ở vịnh phía đông thành phố, sâu dưới mặt biển 4m là một thành phố cổ Alexandria, chìm xuống biển sau một trận động đất. Cung điện, tượng đài ngổn ngang dưới nước, một số bám đầy vỏ hà đã được trục vớt mang về bảo tàng thành phố. Ngành du lịch Ai Cập đang xây dựng một đường ống bằng kính xuyên qua những cung điện dưới nước này cho khách tham quan.

***

Nhờ khá nhiều di sản kiến trúc của tiền nhân để lại như thế nên ngành du lịch Ai Cập luôn bội thu. Số du khách nước ngoài đến Ai Cập năm 2003 đạt 5 triệu người, là con số đã giảm do ảnh hưởng của các cuộc xung đột và chiến tranh trong một số nước vùng Trung Đông. Các điểm du lịch đều đầy cảnh sát du lịch, quân phục đen, vũ trang tiểu liên bảo vệ.

Dù vậy, Ai Cập luôn là nơi thu hút du khách khắp nơi trên thế giới. Họ đến để khám phá và chiêm ngưỡng những kiến trúc độc đáo của một nền văn minh cổ đại và sự bí ẩn của tâm linh con người.

LÊ VĂN NUÔI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Khi có người hỏi liệu bùa yêu có hiệu nghiệm, Quỳnh đáp thẳng: "Toàn phải trao đổi tình dục với chi phí cao".

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar