27/05/2020 05:27 GMT+7

Chậm nộp học phí phải 'chịu phạt' 0,2%/ngày, phụ huynh trường quốc tế 'xuống nước'

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Những ngày gần đây, nhiều phụ huynh Trường dân lập quốc tế Việt Úc (VAS) "than" lãi suất chậm nộp học phí trường này quy định quá cao, 0,2%/ngày, tương đương 73%/năm.

Chậm nộp học phí phải chịu phạt 0,2%/ngày, phụ huynh trường quốc tế xuống nước - Ảnh 1.

Phụ huynh đến Trường VAS phản đối chính sách thu học phí - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Không ít phụ huynh tạm "xuống nước", tranh thủ đến trường hoàn tất học phí trong ngày 26-5.

Trước đó, VAS gửi email đến các phụ huynh chưa hoàn tất học phí học phần 4 cho con, phần lớn là những gia đình chưa đồng thuận với trường về chính sách thu học phí. Trong mail, VAS viết: Theo chính sách tài chính năm học 2019-2020 phụ huynh đã đồng ý và ký xác nhận theo quy định nhà trường, trường áp dụng mức phí chậm nộp là 0,2%/ngày với khoản tiền học phí nếu thanh toán sau ngày 26-5.

Không được quá 20%/năm

Theo ThS Nguyễn Ngọc Duy Mỹ - Hội luật gia Q.Bình Tân (TP.HCM), quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh là quan hệ hợp đồng dân sự, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự. Theo khoản 2, điều 357 Bộ luật dân sự năm 2015, lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên, nhưng không được vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 điều 468 của bộ luật này.

Khoản 1 điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 quy định trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

"Trong khi đó, mức lãi suất chậm nộp mà trường ấn định là 0,2%/ngày, tính ra 73%/năm là vượt quá mức tối đa Bộ luật dân sự cho phép đến 53%" - ThS Mỹ nói và nhận định phần vượt quá này là không có hiệu lực.

ThS Mỹ lưu ý thêm thực tế một số văn bản pháp luật có quy định về mức lãi do chậm thanh toán khác trên như Luật thương mại, Luật các tổ chức tín dụng, nhưng giao dịch của phụ huynh và nhà trường là quan hệ hợp đồng dân sự, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự.

Có chuyện mới biết

Hiện tại, các trường quốc tế quy định các lãi suất phạt chậm nộp học phí khác nhau. Trường quốc tế Úc (AIS), Trường quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN), Trường quốc tế Anh Việt (BVIS) áp mức lãi suất phạt 0,05%/ngày (18,25%/năm), trong khi Trường quốc tế Mỹ (TAS) lên đến 1%/ngày (365%/năm)...

Theo một giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM có con đang học trường quốc tế, nhiều phụ huynh khi ký hợp đồng với trường không để ý đến chi tiết này, chỉ khi có chuyện xảy ra mới vỡ lẽ.

"Mình biết có cả những người làm trong ngành khi cho con theo học cũng không để ý vấn đề trên" - vị này nói và cho biết thêm trong những trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính mà chậm nộp tiền cũng chỉ chịu lãi phạt 0,05%/ngày, tức 18,25%/năm. Hay nếu chậm nộp thuế, lãi suất phạt cũng chỉ 0,03%/ngày trên số tiền thuế chậm nộp.

Trưởng phòng tài chính một trường quốc tế tại Q.2, TP.HCM thừa nhận một số trường quốc tế chưa nghiên cứu kỹ các điều khoản luật ở Việt Nam, mà chỉ áp dụng chung với hệ thống các trường nước ngoài về lãi suất phạt chậm nộp.

Cũng theo trưởng phòng này, trước đây, khi chưa có dịch COVID-19, điều khoản này ít khi phải sử dụng đến vì các trường thường xuyên nhắn tin nhắc nhở phụ huynh thanh toán tiền học đúng hạn, thậm chí du di cho nhiều gia đình ít hôm. Chỉ khi gặp trường hợp bất ngờ như COVID-19 vừa qua, khi nhiều phụ huynh không đồng ý thanh toán những khoản phí của trường thì chuyện phạt nộp quá hạn mới nóng lên.

Nghiên cứu kỹ khi ký hợp đồng

Theo luật sư Vũ Quang Đức - Đoàn luật sư TP.HCM, giữa phụ huynh và ban giám hiệu gặp vướng mắc về thỏa thuận, học phí, tiền phạt, đầu tiên có thể liên hệ với Sở GD-ĐT TP.HCM để được hướng dẫn giải quyết. Luật sư Đức cũng khuyên khi xem xét các hợp đồng, phụ huynh cần nghiên cứu thật kỹ các điều khoản và những trường hợp có thể xảy ra rồi mới đặt bút ký.

'Nhiều phụ huynh muốn làm trường quốc tế mất uy tín'

TTO - Ông Lê Hoài Nam - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - cho rằng trong vấn đề học phí của các trường quốc tế thời gian qua, nhiều phụ huynh không hợp tác hoặc có hiện tượng quá khích, tổ chức biểu tình chỉ để gây tiếng vang.

TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây dựng với mục tiêu đào tạo nghề, giúp học viên có nơi thực hành trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao tay nghề để tạo ra thu nhập. Thế nhưng trung tâm hoàn thành đi vào sử dụng được 2 năm đã tạm dừng hoạt động.

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Liên quan đến vụ một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang "học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục", trưa 20-5, huyện Vĩnh Cửu đã chỉ đạo tạm dừng đi.

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu chấn chỉnh đạo đức nhà giáo và tăng cường phòng chống xâm hại học đường, bảo vệ trẻ em sau một số vụ việc nổi cộm trong ngành giáo dục trên địa bàn.

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

Một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục'?

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai lên kế hoạch 5 ngày để lãnh đạo, chuyên viên, giáo viên bay ra tỉnh Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số.

Một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục'?

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Một dự án thay đổi phương pháp dạy giáo dục thể chất được Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết đã tác động đến hơn 21.000 học sinh.

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar