25/06/2013 07:23 GMT+7

Chăm lo sức khỏe tâm thần

DIỆU NGUYỄN
DIỆU NGUYỄN

TT - Bác sĩ Trịnh Tất Thắng - giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP.HCM - cho biết mỗi ngày nơi đây tiếp nhận 50-70 lượt bệnh.

Phóng to
Chị V.T.T. (Vũng Tàu) đặt hẹn cho con trai N.Q.K. (2 tuổi) từ tháng 4 đến 24-6 mới có lịch khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM - Ảnh: D.Nguyễn

Theo thống kê của Bệnh viện Tâm thần, chỉ từ ngày 1-5 đến 10-6 có 17.335 lượt bệnh nhân đến khám. Trong đó nhóm bệnh nhân thăm khám rối loạn lo âu, stress chiếm 34,3%, nhóm trầm cảm chiếm 21,4%, tâm thần phân liệt 14,2% trong tổng số 21 nhóm bệnh (động kinh, rối loạn tâm thần cấp tính, hội chứng hành vi kết hợp rối loạn sinh lý, rối loạn tâm thần và hành vi do nghiện rượu, rối loạn hoang tưởng, hưng cảm, rối loạn cảm xúc cưỡng lực...).

Bệnh nhân tăng

BS Nguyễn Văn Ca - phó khoa tâm thần kinh Bệnh viện 175, thông tin khoảng thời gian này bệnh nhân đến bệnh viện khám gia tăng cả về người khám mới và bệnh nhân cũ tái phát, tập trung vào nhóm trầm cảm (cảm giác do dự, không chắc chắn, dễ bị tổn thương, luôn mệt mỏi, ủ rũ và căng thẳng, rất dễ tức giận...) và rối loạn lo âu (lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài; nếu lo âu và sợ hãi quá mức ngay cả khi mối lo thực tế đã kết thúc thì đó là bệnh lý).

Đây là năm đầu tiên khoa tâm lý BV Nhi Đồng 1 triển khai cấp giấy chứng nhận chậm hòa nhập, gặp khó khăn trong học tập cho các em tự kỷ, chậm phát triển... Trước đây trẻ dưới 5 tuổi mắc các chứng trên theo học các lớp chuyên biệt, nay đến tuổi vào lớp 1 cần cấp giấy để có thể hòa nhập với các em phát triển bình thường khác tại trường mà không bị ảnh hưởng đến thành tích học tập của trường lớp tiếp nhận các em.

Tại khoa tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, chuyên gia điều trị tâm lý lâm sàn Hoàng Dương cũng cho hay mỗi ngày khoa tiếp nhận 30-40 bệnh nhân đến khám, mỗi ca khám 30-45 phút, lịch đặt hẹn khám của khoa đã kín cho đến tháng 9-2013.Thực tế vào mỗi dịp hè số bệnh nhân đến khám đều tăng. Riêng năm nay số lượng đến khám tăng đột biến do nhiều phụ huynh đưa con khám để làm giấy chứng nhận chậm hòa nhập, gặp khó khăn trong học tập.

Con số gia tăng của bệnh nhân tâm thần không chỉ thể hiện qua mùa nào trong năm, mà năm sau có thể cao hơn năm trước. Cụ thể từ ngày 1-5 đến 10-6-2012, Bệnh viện Tâm thần tiếp nhận 15.053 lượt người đến khám. Cùng thời điểm năm 2013 bệnh viện tiếp nhận 17.335 lượt khám, tăng 13,16%.

Ý kiến các nhà chuyên môn cho rằng bệnh tâm thần ngày càng nhiều có thể do dân trí cao hơn, sự tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt hơn nên việc phát hiện bệnh dễ hơn. Bên cạnh đó có nguyên nhân khách quan là kinh tế khó khăn khiến mọi người lo lắng, dễ rơi vào trạng thái mất kiểm soát tâm thần; tình hình thời tiết, môi trường cũng ảnh hưởng đến việc tăng bệnh nhân đến khám, đặc biệt là bệnh nhân cũ tái phát.

Quan tâm sớm những bất thường

Ông Hoàng Dương cho rằng nếu trước đây con trẻ hay khóc quấy kèm theo các biểu hiện khác như ít nói... nhiều phụ huynh sẽ xem là bình thường. Nhưng nay cha mẹ hiểu rằng khóc là ngôn ngữ của trẻ, nếu sau khi đã đáp ứng cho trẻ các nhu cầu ăn uống, ngủ, vệ sinh... mà trẻ vẫn quấy khóc không ngừng thì cha mẹ cần nghĩ đến việc con cần được thăm khám tâm lý.

Còn theo BS Nguyễn Văn Ca, một số triệu chứng bất thường về tâm lý có thể sẽ tự khỏi sau một thời gian. Nhưng cũng có những triệu chứng tâm lý bất thường kéo dài nếu không được quan tâm đúng mực. Các biểu hiện của rối loạn tâm thần kinh thường gặp là: bị mất ngủ kinh niên, bỗng dưng sợ sệt, hoặc thường ở trong trạng thái lo âu, cảm thấy buồn bã thời gian dài, mất niềm tin và không còn muốn sống... Một điều đáng lưu ý là khi cá nhân hiểu được mình đang mắc phải vấn đề tâm lý tâm thần, hoặc người đó tự vực dậy chính mình nhưng cũng có khi phải tìm đến những nguồn giúp đỡ khác.

Đối với bệnh nhân đã được điều trị, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về vấn đề dự phòng chống tái phát (bệnh tâm thần phân liệt uống thuốc điều trị, chống tái phát suốt đời, trầm cảm và rối loạn lo âu sẽ uống thuốc cho đến khi hết triệu chứng của bệnh và tiếp tục uống hai tháng tiếp theo chống tái phát). Trong việc điều trị bệnh lý tâm thần, vai trò của người nhà bệnh nhân đặc biệt quan trọng bởi họ cần quan tâm, thông cảm hơn với người bệnh và hỗ trợ bác sĩ điều trị.

Cũng như các bệnh khác, việc phát hiện bệnh tâm thần đóng vai trò quyết định trong kết quả điều trị bệnh. Nếu không kịp thời phát hiện, bệnh không những khó điều trị mà có khi không thể điều trị khỏi. Phát hiện bệnh sớm và phòng bệnh là thành lũy cơ bản nhằm làm giảm sự gia tăng của các bệnh tâm thần trong xã hội hiện đại.

DIỆU NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nguyên cục trưởng An toàn thực phẩm nhận tiền ra sao khi 'tiếp tay' thực phẩm chức năng giả?

Nguyên cục trưởng An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong khai mỗi lần đoàn đi kiểm tra, hậu kiểm doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng đều được cấp dưới đưa cho một phong bì và nói "doanh nghiệp cảm ơn".

Nguyên cục trưởng An toàn thực phẩm nhận tiền ra sao khi 'tiếp tay' thực phẩm chức năng giả?

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Mòn mỏi chờ khám bảo hiểm y tế khiến nhiều người chọn khám dịch vụ

Chờ đợi mòn mỏi khi khám bảo hiểm y tế khiến nhiều người ức chế, mệt mỏi chọn khám dịch vụ, thậm chí phải bỏ tiền mua thuốc vì bệnh viện thiếu thuốc, vật tư.

Mòn mỏi chờ khám bảo hiểm y tế khiến nhiều người chọn khám dịch vụ

Tuổi trung bình mắc đột quỵ ở Việt Nam là bao nhiêu?

Tuổi mắc phải đột quỵ ở Việt Nam đang thấp hơn khoảng 10 tuổi so với các nước phát triển.

Tuổi trung bình mắc đột quỵ ở Việt Nam là bao nhiêu?

Phát thuốc 2 tháng/lần để giảm tải bệnh viện và giảm thời gian chờ khám bảo hiểm

Theo ông Nguyễn Đức Hòa - phó giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cách làm này đã phát huy hiệu quả trong thời gian cách ly do dịch COVID-19, Bảo hiểm và Bộ Y tế đã nhiều lần trao đổi, thống nhất nhưng chưa có nhiều bệnh viện áp dụng.

Phát thuốc 2 tháng/lần để giảm tải bệnh viện và giảm thời gian chờ khám bảo hiểm

Người tâm huyết với vắc xin Nanocovax đã ra đi

Ông Hồ Nhân - người gắn liền với hành trình nghiên cứu phát triển vắc xin Nanocovax - đã qua đời ở tuổi 59, để lại giấc mơ không trọn vẹn.

Người tâm huyết với vắc xin Nanocovax đã ra đi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar