26/03/2024 12:13 GMT+7

Chăm da, chống nắng đều đặn sao vẫn nám da, đồi mồi?

Nám da, đồi mồi là nỗi lo của rất nhiều phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi trung niên. Nhiều người đã tiêu tốn thời gian, tiền bạc, loay hoay tìm cách cải thiện nhưng vẫn không hết.

Bác sĩ Bệnh viện Da liễu TP.HCM đang khám cho một bệnh nhân bị nám da - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Bệnh viện Da liễu TP.HCM đang khám cho một bệnh nhân bị nám da - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Làn da là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến vẻ ngoài của nữ giới. Tuy nhiên nám da, đồi mồi làm da bị tối màu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Chị N.Đ. (35 tuổi, Thủ Đức) cho biết lo ngại nám da, đồi mồi sẽ xuất hiện sớm ở tuổi trung niên nên chị thường xuyên chăm sóc da mặt đều đặn, mua kem dưỡng ẩm, chống nắng sử dụng liên tục.

Tuy nhiên, thời gian gần đây mặt chị vẫn xuất hiện tình trạng nám da. Mặc dù đã bôi đủ loại kem nhưng da mặt vẫn không hết khiến chị Đ. mất tự tin.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Trần Nguyên Ánh Tú - trưởng khoa thẩm mỹ da Bệnh viện Da liễu TP.HCM - cho biết chăm sóc da, đặc biệt là sử dụng sản phẩm chống nắng đều đặn để không bị nám, đồi mồi là chưa đủ.

Điều này còn phụ thuộc vào việc lựa sản phẩm chống nắng tốt, phù hợp loại da, đạt chuẩn chống nắng phổ rộng, bảo vệ da khỏi tác hại cả tia cực tím A và tia cực tím B.

Bên cạnh đó, lượng sử dụng mỗi lần bôi cũng phải đủ dày (trung bình là 2mg/cm2 da) và cách sử dụng cũng phải đúng như cần lặp lại mỗi 2 giờ nếu vẫn còn ở ngoài trời kéo dài.

Ngoài sử dụng kem chống nắng còn cần kết hợp các biện pháp cơ học khác như: đội nón rộng vành, đeo kính mát, mặc quần áo dài tay, hạn chế ra ngoài nắng trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 16h chiều.

Quan trọng nhất là nguyên nhân gây nám da rất phức tạp, phối hợp nhiều yếu tố như gene, nội tiết, tình trạng viêm, các gốc tự do oxy hóa… chứ không phải chỉ duy nhất do tiếp xúc với tia cực tím trong ánh nắng mặt trời gây ra nám.

Nguyên nhân gây nám có sự tác động của các gốc tự do oxy hóa, gọi tắt là ROS. Các vitamin như vitamin A, C, E có vai trò chống ROS, giúp hạn chế và hỗ trợ trong việc kiểm soát và điều trị nám.

Tuy nhiên nguyên nhân gây nám rất phức tạp, đa yếu tố, do đó các vitamin A, C, E cũng không thể ngăn chặn hoàn toàn được nám má.

Để phòng ngừa nám hay các rối loạn sắc tố da khác, bác sĩ Tú khuyến cáo nên có chế độ chăm sóc da phù hợp, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Thường xuyên sử dụng các loại dưỡng ẩm và kem chống nắng phổ rộng để bảo vệ làn da khỏi các tác nhân tia cực tím cũng như môi trường ô nhiễm bên ngoài.

Đặc biệt, không sử dụng các hoạt chất kích ứng làn da, vì sẽ tạo phản ứng viêm gây tổn thương tế bào sắc tố và gây sạm nám da.

Đến khám với các bác sĩ chuyên khoa da liễu tại các bệnh viện và cơ sở y tế uy tín ngay khi thấy nám mới xuất hiện. Việc điều trị sớm và đúng cách sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại làn da khỏe đẹp.

Uống thuốc tránh thai có thể gây ra nám da, đồi mồi?

Bác sĩ Tú cho biết đã có nhiều báo cáo ghi nhận tình trạng nám má xuất hiện sau khi dùng thuốc ngừa thai progestin thế hệ cũ do progestin gây tổng hợp levonorgestrel kích thích các tế bào sắc tố sản sinh ra sắc tố (melanin).

Đa số các trường hợp ghi nhận nám da xuất hiện sớm, sau khi dùng thuốc khoảng 2 - 3 tháng.

Tọa đàm trực tuyến: 'Giải pháp cho người bị nám da'

Làm thế nào để xác định tình trạng nám da và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp? Tất cả sẽ được giải đáp trong tọa đàm trực tuyến: "Giải pháp cho người bị nám da"

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Triệu chứng phổ biến báo hiệu đột quỵ nhưng dễ bị bỏ qua

Một nghiên cứu mới cho thấy ảnh hưởng của cơn đột quỵ nhẹ có thể kéo dài lâu hơn nhiều so với những gì mọi người thường nghĩ.

Triệu chứng phổ biến báo hiệu đột quỵ nhưng dễ bị bỏ qua

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt: Loại ung thư dễ di căn đến xương

Cựu tổng thống Biden được chẩn đoán bị ung thư tuyến tiền liệt di căn xương. Tại Việt Nam, đây là bệnh ung thư khá phổ biến.

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt: Loại ung thư dễ di căn đến xương

Ngăn 'làn sóng' bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, hô hấp mạn tính, ung thư, đái tháo đường là nguyên nhân gây ra gần 80% số ca tử vong.

Ngăn 'làn sóng' bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương: Nghiêm trọng ra sao, chữa được không?

Ngày 18-5, văn phòng cựu tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã được chẩn đoán bị ung thư tuyến tiền liệt và đã di căn đến xương.

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương: Nghiêm trọng ra sao, chữa được không?

Estrogen thúc đẩy cơ thể sản sinh opioid giảm đau sau chấn thương

Hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone có thể giúp giảm đau, theo phát hiện từ một nghiên cứu trên động vật do Live Science đăng tải.

Estrogen thúc đẩy cơ thể sản sinh opioid giảm đau sau chấn thương

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Người đàn ông tại Gia Lai hái nấm mọc trên nhộng ve sầu về ăn vì nghĩ là đông trùng hạ thảo quý hiếm rồi ngộ độc nguy kịch.

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar