05/04/2023 08:42 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nốt ruồi, nám da cũng có thể thành ung thư hắc tố nguy hiểm

Nhiều người chủ quan vì vết nám hoặc nốt ruồi xuất hiện trên cơ thể mà không biết đó có thể là u hắc bào ác tính ở da. Có không ít người với những tổn thương rất nhỏ ở tay, chân nhưng đã phải tháo bỏ chi trở thành tàn phế.

Nốt ruồi, nám da cũng có thể thành ung thư hắc tố nguy hiểm - Ảnh 1.

Phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư da tại Bệnh viện K - Ảnh: BS Nguyễn Quốc Dũng

Chúng ta cũng cần theo dõi các nốt ruồi cẩn thận vì các nốt ruồi có thể biến thành ung thư. Nốt ruồi bẩm sinh khổng lồ có nguy cơ tiến triển ung thư cao nhất, tỉ lệ 13%...

Cắt bỏ chi vì u hắc bào ác tính

Bệnh viện Da liễu trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân nam 24 tuổi có nốt ruồi trên tay cái và được chẩn đoán ung thư tế bào hắc tố.  Theo đó, 6 tháng gần đây bệnh nhân phát hiện  trên ngón tay cái lớn nhanh gấp 4 lần, đổi sắc không đều màu, đường viền khúc khuỷu méo mó, bề mặt gồ ghề.

Bác sĩ Nguyễn Đình Quân, phó trưởng khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng, cho biết trường hợp trên không phải là cá biệt, mỗi ngày ông khám khoảng 3-4 ca có tổn thương ác tính, nghi ngờ ung thư da, trong đó không ít ca có vùng tổn thương tương tự nốt ruồi (như nốt sẩn gồ lên), tổn thương tấy đỏ, chảy dịch, chảy mủ.

"Một số khác chủ quan khi phát hiện đốm màu đen nhỏ, tồn tại nhiều năm, không đau, không ngứa, đến khi tổn thương to lên nhanh trong vài tháng, xuất hiện các chấm đen xung quanh, đi khám thì đã ung thư" - bác sĩ Quân thông tin.

Tại Bệnh viện K, nhiều người phải phẫu thuật nhiều lần, thậm chí cắt cụt chi chỉ vì vết thương nhỏ.

Như trường hợp anh Nguyễn Văn T. (39 tuổi, Thái Bình) có một vết thâm nổi lên ở cẳng chân, đi khám được kết luận ung thư da và được phẫu thuật lấy rộng. Sau đó một thời gian, lại xuất hiện một khối u mới. 

Bệnh nhân tiếp tục được chẩn đoán ung thư da và được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ nhưng giải phẫu bệnh phẩm kết luận: u hắc bào ác tính. Đặc biệt, kiểm tra kỹ thuật phía gót bàn chân bệnh nhân có các vết nám nhỏ. Bệnh nhân phải phẫu thuật cắt bỏ cẳng chân...

Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Bệnh viện K, giải thích u hắc bào ác tính dễ chẩn đoán nhầm với ung thư da. Do cấu trúc của mô ung thư hắc tố lỏng lẻo, tế bào dễ bật ra, trôi vào dòng tuần hoàn chung gây di căn thường không được chọc kim, chích dao hay bóp nắn... để sinh thiết trước. 

Thường các bệnh nhân còn nghi ngờ sẽ được phẫu thuật lấy rộng vùng tổn thương với mục đích chẩn đoán và điều trị luôn nên một số trường hợp, sau phẫu thuật lần 1 thì phải mổ lại cắt bỏ chi để phòng tái phát và di căn.

Đừng chủ quan với nốt ruồi, vết nám

Theo bác sĩ Tuấn, u hắc bào ác tính có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể. Trong đó hơn 90% là u của da thì tới 70% xuất hiện trên một nốt ruồi đã có từ trước. Ngoài ra, còn có thể gặp u hắc bào ác tính ở võng mạc mắt, màng não, đại trực tràng...

Triệu chứng điển hình của bệnh là sự thay đổi tính chất của một nốt ruồi cũ, một tổn thương tăng sắc tố cũ hoặc ngay trên nền da thường.

U hắc bào ác tính thường có màu đen nhánh như than, có khi màu đỏ hoặc màu trắng, nhất là những u mọc ở gan bàn chân. Dạng u nốt ruồi son thường xuất hiện ở vùng da hở, đặc biệt là mặt, cổ, gan bàn tay, gan bàn chân... của người cao tuổi, trên nền nốt tàn nhang, sạm da.

Đặc biệt, cần chú ý các hình thái ung thư hắc tố ở các vị trí: dưới móng tay, móng chân, ở gót chân hoặc ở gan bàn chân (thường không có màu đen). 

U hắc bào ác tính là bệnh lý ác tính của tế bào sinh hắc tố Melanin, các tế bào này phân bố chủ yếu ở lớp tế bào đáy của biểu bì da, ngoài ra còn thấy ở võng mạc mắt, vỏ hạch...

Tỉ lệ mắc bệnh được ghi nhận 0,3 - 0,4/100.000 dân. Trước đây, bệnh ít gặp nhưng hiện giờ có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt là tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc bệnh càng nhiều: ở nhóm < 5 tuổi là 0,1/100.000 dân, nhưng ở nhóm tuổi 85 trở lên là 16,4/100.000 dân.

Tiên lượng sống của bệnh rất thất thường. Đối với thể tiến triển chậm, cắt bỏ rộng thì tỉ lệ khỏi trên 50%. Đối với thể tiến triển nhanh, di căn nhiều tạng tiên lượng xấu sẽ gây nên cái chết đen "Black death".

Vì vậy, mọi người cần phòng tránh và phát hiện sớm bằng cách: cần che chắn da khi di chuyển, làm việc dưới ánh nắng; khám sớm khi có các dấu hiệu bất thường trên da hay nốt ruồi cũ...

* Mời bạn đọc theo dõi tiếp phần hai của bài: Khi nào thì nốt ruồi nguy hiểm?

Đi khám viêm da phát hiện... bị ung thư

Người dân vẫn có thói quen chủ quan với viêm da cơ mà không biết rằng đôi khi đó là biểu hiện của bệnh lý cận ung thư.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Bé trai 5 tuổi (ở huyện Thường Tín, Hà Nội) nghịch dây rút quần rồi tự 'thắt cổ', treo mình trên dây mắc màn.

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?

Chỉ trong thời gian ngắn đã liên tiếp xảy ra những vụ việc hành hung nhân viên y tế gây phẫn nộ. Điểm chung của những vụ việc đều xảy ra ở phòng cấp cứu - nơi bác sĩ chiến đấu để giành giật sự sống cho bệnh nhân.

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar