15/05/2023 13:25 GMT+7

Cha và con cùng tốt nghiệp thạc sĩ

Hai cha con ở huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) đã trở thành bạn học và cùng tốt nghiệp thạc sĩ.

Cha và con cùng tốt nghiệp thạc sĩ - Ảnh 1.

Hai ba con cùng nhận bằng thạc sĩ trong ngày 14-5 - Ảnh: XUÂN PHÚC

ThS Trịnh Hoàng Xuân Phúc, giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tư vấn hướng nghiệp thuộc Trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương (BETU), cho biết buổi sáng 14-5, lễ trao bằng tốt nghiệp của trường có hai tân thạc sĩ ngành tài chính - ngân hàng thật "đặc biệt" vì không chỉ là bạn cùng khóa, mà còn là hai cha con.

Vượt hàng trăm cây số từ huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) để về dự lễ, ông Nguyễn Văn Trị (53 tuổi) và Nguyễn Quốc Khanh (30 tuổi, con trai ông Trị) đã không giấu được cảm xúc phấn khởi và hạnh phúc khi nhận tấm bằng thạc sĩ của BETU.

Ông Trị chia sẻ đó là khoảnh khắc thật đáng nhớ. "Trong thời gian tham gia khóa học, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều lần tôi muốn bỏ cuộc, nhưng nhờ những lời động viên của "bạn học đặc biệt" nên tôi tiếp tục vượt qua để hoàn thành chương trình thạc sĩ".

Kể về việc học, ông Trị cũng nói có lúc gặp trở ngại về khả năng tìm kiếm tài liệu, bài tham khảo trên mạng, trong khi đó Quốc Khanh lại có lợi thế về kỹ năng công nghệ nên hai cha con quyết định trở thành "đôi bạn cùng tiến".

Chia sẻ niềm vui cùng cha, anh Quốc Khanh cho biết: "Ban đầu chỉ có mình tôi đăng ký thi tuyển thạc sĩ nhưng ba là người luôn cầu thị, ham học hỏi và điều quan trọng là vì ba muốn động viên, làm gương cho con cháu trên bước đường học vấn nên đã đăng ký học chung khóa".

Nói thêm về điểm thuận lợi lẫn thử thách khi cùng là bạn học, ông Trị cho hay: "Khó khăn lớn nhất chính là sự chênh lệch về tuổi tác nên cách nhìn nhận vấn đề cũng khác nhau, ở nhà là hai cha con nhưng khi lên lớp hoặc học nhóm là hai người bạn học.

Đôi khi có những bất đồng quan điểm nhưng lại là lợi thế của hai người vì kết hợp giữa nhiệt huyết của tuổi trẻ và kinh nghiệm của người đi trước nên các bài tập, tiểu luận trên lớp đều bổ trợ cho nhau để hoàn thành tốt nhất".

Anh Quốc Khanh cũng dự kiến tiếp tục học thêm văn bằng 2 ngoại ngữ và chương trình tiến sĩ chuyên ngành tài chính - ngân hàng.

Mâu thuẫn khi cha mẹ chọn ngành nghề đại học thay con

Kỳ tuyển sinh đại học 2023 đã cận kề, chuyện cha mẹ chọn ngành nghề thay con lại hâm nóng các diễn đàn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các bậc cha mẹ hiện đại là biết chấp nhận để con sai và học từ thất bại.

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Ngày 5-7, người dân thủ đô Paris đã đổ xô xuống tắm trong sông Seine khi chính quyền lần đầu tiên cho công chúng bơi tại đây kể từ năm 1923.

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'

Sau khi nhận bằng khen và tiền thưởng từ UBND tỉnh Gia Lai và báo Tuổi Trẻ, anh Trần Văn Nghĩa đã trích một phần đến làng Bôn Jứ, xã Ia Tul, thăm và trao tặng ba em nhỏ trong vụ việc.

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'

Trường dạy gì để sinh viên đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp ngoại?

Doanh nghiệp nước ngoài kỳ vọng vào một thế hệ lao động Việt Nam vừa thạo công nghệ như AI, vừa có tư duy phản biện mạnh mẽ, để làm chủ chuỗi giá trị mới đang hình thành.

Trường dạy gì để sinh viên đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp ngoại?

Người bơi ra giữa sông tiết lộ lý do em nhỏ thứ 3 không được cứu bằng drone

Trong nhóm 3 đứa trẻ chăn bò bị kẹt lũ giữa sông Ba, có 2 em được cứu bằng drone, còn em thứ 3 vì sao phải chờ xuồng ứng cứu?

Người bơi ra giữa sông tiết lộ lý do em nhỏ thứ 3 không được cứu bằng drone
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar