06/05/2007 06:03 GMT+7

Cha mẹ và con cái: "Đồng minh" hay...

PHI LONG
PHI LONG

TT - Mâu thuẫn, bất đồng quan điểm và cách để cha mẹ và con cái có thể gặp nhau là nội dung mà TS tâm lý Đinh Phương Duy trình bày trong chuyên đề giáo dục “Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở lứa tuổi dậy thì”.

Phóng to
Tiến sĩ Đinh Phương Duy cho rằng cha mẹ nên trở thành "đồng minh" của con - Ảnh: Phi Long

Vừa thoáng thấy con có dấu hiệu bất thường, bà mẹ quyết định lục cặp đứa con học lớp 8 của mình xem có gì nghi vấn không. Kết quả là không tìm ra gì bất thường nhưng lại bị đứa con phát hiện và phản ứng kịch liệt “mẹ không có quyền lục cặp của con vì nó là của con”.

“Chiến tranh lạnh” bắt đầu. Cả tuần đứa con không thèm nói chuyện cho dù người mẹ đã nhận ra mình hơi quá và tìm cách xoa dịu tình hình. Rồi một hôm bà đọc được tờ giấy con để trên bàn với chỉ vỏn vẹn năm chữ: “Gia đình hay địa ngục”. Câu chuyện được tiến sĩ Đinh Phương Duy đưa ra làm nhiều bà mẹ có mặt tại khán phòng lặng đi.

Ông nói: “Bây giờ trẻ em khôn, thông minh và rất hiểu biết quyền của mình. Chúng biết và thậm chí trong vài lần tư vấn tôi còn được mấy đôi vợ chồng bảo con của mình còn dẫn ra cả luật nữa”. Tuy nhiên, phần lớn cha mẹ hiện nay vẫn cho rằng con mình không biết gì nên nhiều lúc xâm phạm đời tư cá nhân của con như lục cặp, lén xem tin nhắn, thư... nhưng đó là điều không nên làm.

Nếu các em phát hiện sẽ có cảm giác mình bị xúc phạm, bị theo dõi và sẽ có phản ứng dữ dội, hoặc là lớn tiếng cãi lại, hoặc là làm mặt lạnh không trò chuyện. Nhiều bậc phụ huynh còn áp đặt cả chuyện quần áo, kiểu tóc, suy nghĩ lên con mà không chú ý đến cảm xúc cũng như sở thích riêng của con mình. Đặc biệt là thiếu sự tôn trọng các em và luôn cho các em là “con nít”.

Ông lấy ví dụ từ chính bản thân mình rằng nhà chỉ có một cái máy tính và sống cùng nhưng hai cha con vẫn thường xuyên gửi mail cho nhau. Và đứa con tỏ ra rất thích thú mỗi khi nhận được thư của ba. Từ đó ông đề nghị các bậc phụ huynh nên trở thành “đồng minh” đáng tin cậy nhất của con để con có thể chia sẻ những suy nghĩ, buồn vui trong cuộc sống.

“Dọn cỗ cho con”

Ở một số không nhỏ gia đình có điều kiện hiện nay, sự thông cảm vô điều kiện với con ngỡ là hiểu con thật ra lại là một cách làm hư con.

Chị M. là trưởng phòng, chồng chị là giám đốc một công ty. Nhà cửa khang trang, đầy đủ điều kiện, anh chị chỉ còn tập trung lo cho D., cậu con trai duy nhất. Anh chị bắt cu cậu theo học về IT dù D. thích vẽ. Dẫu vậy, D. vẫn nghe theo lời bố mẹ sang tận trời tây. Nhưng người ta học chỉ mất bốn năm, D. thì học... sáu năm. Rồi bỗng nhiên D. quay về bỏ việc, bỏ học để đi làm thêm nuôi cô người yêu quen qua... chat.

Không chỉ ngang nhiên “sống thử” với cô gái, D. còn vòi tiền bố mẹ để trả tiền thuê nhà cho cả hai trong ngôi nhà cô từng sống với người yêu trước. Bố mẹ năn nỉ, khuyên nhủ, cậu vẫn kiên quyết “con sống cho bố mẹ đủ rồi, giờ con phải sống cho con”.

Để con sống theo ý mình, nhiều cha mẹ chấp nhận “trả giá”, chu cấp cho con mọi thứ, tiền bạc, điện thoại đời mới, máy vi tính đổi xoành xoạch...

Theo cô Trần Thị Hồng Hà (phó giám đốc Trung tâm Tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình), trong những hoàn cảnh tương tự, giải pháp tốt nhất là cả bố mẹ và con cùng nhau nhìn lại. Bố mẹ đã không đúng khi bắt con học theo ý của mình. Nếu con muốn chuyển nghề theo đúng sở thích thì có thể vừa đi học vừa đi làm, bố mẹ chỉ đứng bên cạnh hỗ trợ. “Nên giáo dục các em biết quí trọng lao động của chính bản thân dù trong điều kiện vật chất đầy đủ”, cô Hà khuyên.

PHI LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sống lâu hơn nhờ gia đình hạnh phúc

Chất lượng hôn nhân và sức khỏe là hai yếu tố song hành trong tuổi thọ.

Sống lâu hơn nhờ gia đình hạnh phúc

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Khi gia đình mất kết nối

Một số gia đình đang bị mất kết nối khi vợ chồng chỉ còn là vỏ bọc bên ngoài, không thể nói chuyện cùng nhau. Ba mẹ với con cái cũng vậy.

Khi gia đình mất kết nối

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Với không ít bạn trẻ, tiền bạc có thể không phải là thước đo tình yêu. Nhưng trong nhiều trường hợp, tài chính lại là phép thử cay đắng nhất.

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Trong mùa đại lễ 30-4, khoảnh khắc cô gái tặng hoa cho chiến sĩ trong đoàn diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước bất ngờ gây sốt mạng xã hội.

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar