09/07/2015 08:25 GMT+7

Cha mẹ ơi, hãy tin vào tuổi 18

TÂM AN (18 tuổi, TP.HCM)
TÂM AN (18 tuổi, TP.HCM)

TTO - Đó chắc hẳn không chỉ là tiếng lòng của riêng tôi, mà còn là của bao bạn trẻ khác.

Tâm An và mẹ - Ảnh: NVCC

Tôi có rất nhiều người bạn, sau khi thi THPT quốc gia xong, lập tức xin vào các quán cà phê để học cách bưng bê, hay một số bạn giống như tôi có niềm đam mê báo chí, bắt đầu viết những mẩu tin đầu tiên gửi báo. 18 tuổi rồi, không thể nào “ngửa tay xin tiền” bố mẹ mãi được.

Chính suy nghĩ này đã làm thay đổi thói quen chi tiêu hằng ngày của tôi và rất nhiều người trẻ 18 khác. Lúc trước sẵn sàng vung tiền của bố mẹ vào những cuộc chơi vô bổ, thì bây giờ biết quý trọng đồng tiền, biết xài đúng chỗ, đúng cách hơn.

Cha mẹ vì lo cho con mình chưa đứng vững trong cuộc sống vốn đầy cạm bẫy, luôn luôn vươn rộng đôi cánh của mình để che chở cho con. Đi học không dám để con tự đi, phải rước tận nơi, đón tận trường. Không dám cho con chiên miếng thịt vì sợ dầu văng phỏng con, không dám cho con giao lưu kết bạn vì sợ kẻ xấu hại con.

Trong mắt cha mẹ, dù con có trưởng thành bao nhiêu, vẫn là đứa con bé bỏng ngày nào. Tuy nhiên, cha mẹ ơi, xin đừng ném một cái gối thật êm để khi con vấp ngã con không thấy đau, mà hãy dạy cho con cách té như thế nào ít bị thương tổn nhất.

Có thể sau khi vấp té, con sẽ bị trầy, bị xước đôi chút nhưng không sao đâu, như vậy con sẽ có kinh nghiệm hơn, con sẽ biết cách đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã.

Khi đi thi, rất nhiều những hình ảnh cha đưa con đến tận nơi, mẹ đưa cho con từng hộp cơm, từng bịch sữa, tuy rất nhiều người bảo rằng “không nên lo lắng cho nó quá như vậy, nó lớn rồi mà”. Nhưng theo tôi, đó vừa là cử chỉ quan tâm ân cần, vừa là nguồn động lực cho con, giúp con vững lòng trong kỳ thi quan trọng.

Khi con biết tự vào bếp phụ mẹ, mẹ đừng cản con nhé, mà hãy chỉ con cách cầm dao sao cho đừng để đứt tay, chỉ con cách nấu cơm sao cho thật ngon, để bữa cơm gia đình ấy, cơm con nấu có sống một chút vẫn ý nghĩa rất nhiều.

Khi con đi theo cha đến chỗ làm, cha đừng để con ngồi yên một chỗ, mà hãy hướng dẫn con cách làm sao cho đúng, để con được phụ giúp cha. Có thể những công việc đó không có gì quan trọng, nhưng khi chính tay con hoàn thành nó và được cha công nhận, đó cũng là một bài học quý giá theo con suốt cuộc đời.

Nếu vì sợ con té đau mà cha mẹ không dạy con tập đi, thì có lẽ cả đời con sẽ không bao giờ biết đi. Nếu vì sợ con sẽ vấp ngã mà không dạy cho con cách đứng lên, có lẽ con sẽ không bao giờ trưởng thành.

Tuổi 18 ơi, làm được mà!

TÂM AN (18 tuổi, TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các bậc cha mẹ hiện đại là biết chấp nhận để con sai và học từ thất bại.

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Ngày 5-7, người dân thủ đô Paris đã đổ xô xuống tắm trong sông Seine khi chính quyền lần đầu tiên cho công chúng bơi tại đây kể từ năm 1923.

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'

Sau khi nhận bằng khen và tiền thưởng từ UBND tỉnh Gia Lai và báo Tuổi Trẻ, anh Trần Văn Nghĩa đã trích một phần đến làng Bôn Jứ, xã Ia Tul, thăm và trao tặng ba em nhỏ trong vụ việc.

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'

Trường dạy gì để sinh viên đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp ngoại?

Doanh nghiệp nước ngoài kỳ vọng vào một thế hệ lao động Việt Nam vừa thạo công nghệ như AI, vừa có tư duy phản biện mạnh mẽ, để làm chủ chuỗi giá trị mới đang hình thành.

Trường dạy gì để sinh viên đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp ngoại?

Người bơi ra giữa sông tiết lộ lý do em nhỏ thứ 3 không được cứu bằng drone

Trong nhóm 3 đứa trẻ chăn bò bị kẹt lũ giữa sông Ba, có 2 em được cứu bằng drone, còn em thứ 3 vì sao phải chờ xuồng ứng cứu?

Người bơi ra giữa sông tiết lộ lý do em nhỏ thứ 3 không được cứu bằng drone
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar