17/12/2021 09:14 GMT+7
Trở lại chủ đề

CDC Mỹ: Nên tiêm vắc xin Pfizer/Moderna thay vì Johnson & Johnson

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Ngày 16-12, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến nghị người dân nên tiêm vắc xin của Pfizer, Moderna thay vì của Johnson & Johnson (J&J), do vắc xin của J&J hiệu quả bảo vệ yếu và nguy cơ lớn hơn.

CDC Mỹ: Nên tiêm vắc xin Pfizer/Moderna thay vì Johnson & Johnson - Ảnh 1.

Một lọ vắc xin COVID-19 của Hãng Johnson & Johnson - Ảnh: AP

"Khuyến nghị mới cập nhật hôm nay (16-12) nhấn mạnh cam kết của CDC về việc cung cấp thông tin khoa học cập nhật cho công chúng Mỹ", tiến sĩ Rochelle Walensky - giám đốc CDC Mỹ - cho biết.

Theo Hãng tin AFP, vắc xin J&J ban đầu được ca ngợi vì có thể trữ ở nhiệt độ tủ lạnh, và có hiệu quả tốt với các biến thể trước đây của virus SARS-CoV-2 dù chỉ cần tiêm một liều.

Tuy nhiên, bằng chứng xuất hiện sau đó cho thấy vắc xin có liên quan đến tình trạng đông máu hiếm gặp, đặc biệt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, buộc nhà chức trách phải tạm dừng sử dụng vắc xin J&J một thời gian ngắn trước khi cho tiêm lại từ tháng 4 vừa qua.

Kể từ đó, vắc xin J&J vẫn là lựa chọn thứ ba, sau Pfizer và Moderna, ở Mỹ.

Tuần này, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ phát hiện tỉ lệ gặp tác dụng phụ đông máu cao hơn mức đã nghĩ, và không chỉ ở phụ nữ.

Theo dữ liệu CDC vừa công bố, tính đến ngày 9-12 với khoảng 16 triệu liều J&J đã tiêm, ít nhất 9 người chết vì huyết khối kèm hội chứng giảm tiểu cầu (TTS), trong đó có 7 nữ và 2 nam.

Phụ nữ từ 30-49 tuổi là nhóm có nguy cơ cao nhất, với tỉ lệ mắc TTS vào khoảng 1/100.000 người.

Dữ liệu thử nghiệm sơ bộ trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy liều vắc xin J&J tạo ra rất ít sự bảo vệ chống biến thể Omicron, ít nhất là trong việc ngừa mắc bệnh.

Dù vậy, nhóm cố vấn của CDC cho rằng vắc xin J&J (công nghệ vector virus) vẫn nên sẵn có để tiêm cho những người vì lý do nào đó không thể tiêm vắc xin Pfizer hay Moderna (công nghệ mRNA).

Cùng ngày, trong cuộc thảo luận về lợi ích và rủi ro, nhóm cố vấn CDC cũng đánh giá về những rủi ro của vắc xin Pfizer và Moderna, đặc biệt với nam thanh niên trẻ - những người có thể gặp phản ứng phụ hiếm gặp về viêm tim sau khi tiêm các loại vắc xin này.

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có ca tử vong nào được ghi nhận do viêm tim sau tiêm ở Mỹ, và hai vắc xin này có hiệu quả bảo vệ cao hơn so với J&J.

CDC Mỹ cũng cho rằng không nên cấm vắc xin J&J vì có thể phát đi tín hiệu tiêu cực cho nhiều khu vực trên thế giới - nơi vắc xin J&J có thể là lựa chọn sẵn có duy nhất.

CDC Mỹ: Miễn dịch do vắc xin cao 5,5 lần so với miễn dịch sau khỏi bệnh

TTO - Một nghiên cứu mới cho biết miễn dịch do vắc xin COVID-19 tạo ra có khả năng bảo vệ cao hơn 5,49 lần so với miễn dịch do bị nhiễm bệnh rồi khỏi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hạ đường huyết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Hạ đường huyết ở người cao tuổi nguy hiểm hơn so với người trẻ vì cơ thể suy giảm khả năng thích nghi.

Hạ đường huyết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Tin tức sáng 18-5: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới

Tin tức đáng chú ý: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới; TP.HCM 1.353 sản phẩm rau củ, trái cây tham gia chương trình kiểm soát chất lượng; Gia tăng số trẻ em dậy thì sớm...

Tin tức sáng 18-5: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

Trong lúc đi câu cá gần nhà, người đàn ông bị ong vò vẽ đốt. Dù đã đến bệnh viện điều trị nhưng do bị nhiều vết đốt, ông không qua khỏi.

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

TP.HCM rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả tại các cơ sở y tế

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh, phòng y tế, Viện Kiểm nghiệm thuốc thực hiện rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả.

TP.HCM rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả tại các cơ sở y tế

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Ông Phạm Văn Cách, cựu chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược phẩm Sơn Lâm, bị cáo buộc hối lộ hơn 71 tỉ đồng cho nhiều lãnh đạo, cán bộ của 13 bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước để không bị gây khó khăn khi cung cấp thuốc.

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar