28/05/2020 05:16 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cây đổ lộ ra thêm chuyện quản lý cây xanh trong trường học

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Sự việc không may diễn ra tại Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM) sáng 26-5 làm nhiều học sinh thương vong đã dấy lên câu chuyện về quản lý, chăm sóc cây xanh trong các trường học.

Cây đổ lộ ra thêm chuyện quản lý cây xanh trong trường học - Ảnh 1.

Cây xanh trong Trường THPT Trần Khai Nguyên, Q.5, TP.HCM. Thầy Nguyễn Duy Tuyển, hiệu trưởng nhà trường, cho biết hằng năm nhà trường đều chăm sóc cây, cắt nhánh tỉa cành - Ảnh: NHƯ HÙNG

Một loạt câu hỏi đặt ra mà câu trả lời không phải dễ dàng: ai quản lý cây xanh trong nhà trường, nên trồng cây gì, chăm bón thế nào, kinh phí ở đâu...

Thay dần các loại cây nguy hiểm

Ông Nguyễn Đức Hiền - hiệu trưởng Trường THPT Phạm Phú Thứ (Q.6, TP.HCM) - cho biết trường bắt đầu xây dựng từ năm 2013 nên cây xanh chủ yếu được trồng lúc xây dựng dự án gồm phượng, bàng Nhật, hoàng nam và các loài hoa. 

Hiện nay, trường giao việc chăm sóc cây xanh hằng ngày cho bảo vệ, người này thường tưới nước, bón phân định kỳ, cắt tỉa những cây nhỏ sau giờ học. Còn các vườn hoa thực hành các môn như sinh học, công nghệ do học sinh quản lý.

Trường cử một hiệu phó phụ trách cây xanh trong khuôn viên. Ông Hiền cũng cho biết trường chưa có kinh phí để tuyển dụng hẳn nhân viên chăm sóc cây cho trường, mà vẫn để bảo vệ kiêm nhiệm. "Vị trí này không bắt buộc, tùy các trường cân đối" - ông Hiền nói.

Theo ông Hiền, những vấn đề chuyên môn về cây xanh thường được công ty công ích tư vấn như trồng mới, cắt tỉa những cây lớn, chăm sóc, tưới nước như thế nào... Một số cây ở khuôn viên trường không phù hợp cũng sẽ dần được thay thế trong thời gian tới, trong đó có một cây phượng trồng trên nền đất trước đây là nền một nhà máy pin.

Ông Tống Phước Lộc - hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn An Ninh (Q.10, TP.HCM) - cho biết trong hơn 10 năm qua trường thay dần các cây bàng theo khuyến cáo vì bàng giòn, dễ gãy, vừa đảm bảo an toàn vừa không đột ngột lấy hết bóng mát. Trường thay thế bằng các loại cây tán rộng nhưng không quá cao.

Về kinh phí, mỗi đợt cắt tỉa cành trước kỳ mưa bão, đặc biệt với 4 cây lớn trong trường, tốn 8-10 triệu đồng. Các chi phí như nước, phân bón không đáng kể trong khi nhân công là bảo vệ kiêm nhiệm. 

"Mỗi giáo viên về hưu sẽ tặng trường một cây kỷ niệm, thường hỏi ý kiến của trường để dần thay thế một số loại cây trong khuôn viên" - ông Lộc nói.

Cây đổ lộ ra thêm chuyện quản lý cây xanh trong trường học - Ảnh 2.

Một cây cổ thụ trong khuôn viên Trường THPT Marie Curie, TP.HCM - Ảnh: NH.H.

Quy định rõ trách nhiệm

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Thanh Phú - hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM) - chưa đồng ý với những gì đại diện Sở Xây dựng TP.HCM thông tin trong cuộc họp báo chiều 26-5, trong đó giao hẳn trách nhiệm của trường trong việc quản lý cây xanh. 

Ông Phú đặt vấn đề những cây cổ thụ quý có giá trị kinh tế hơn hẳn các cây phượng, bàng trong khuôn viên phải chăng chỉ thuộc quản lý của trường? 

"Nếu vậy, trong trường hợp hội đồng trường thông qua, chúng tôi có thể đốn hạ lấy khoảng không xây dựng phòng học hoặc bán cây đem tiền về cho trường hay không?" - ông Phú thẳng thắn.

Ông Phú cho biết thêm hiện trường ông có 11 cây gỗ cổ thụ, trong đó 1 cây thuộc phần đất của nhà trường nhưng cũng được đánh số quản lý. Các cây mỗi khi muốn mé cành, tỉa cây đều phải mời đơn vị chuyên môn vào khảo sát rồi nhận quyết toán với chi phí khoảng 2 triệu một cây, tính ra không nhỏ.

Theo ông Phú, các cơ quan chức năng, trong đó có Sở Xây dựng, nên quy định cụ thể trách nhiệm của từng bên với việc quản lý cây xanh trong trường, đặc biệt là những cây cổ thụ, chứ không chỉ giao cho trường. 

"Nếu nói trường quản lý thì cần nêu rõ quản lý ở mức độ nào: bón phân, tưới cây hằng ngày có được xem là có quản lý hay không? Tôi nghĩ cần có trách nhiệm của nhiều bên" - ông Phú nói. 

Ông ví dụ việc phòng cháy chữa cháy tại cơ sở, trường vẫn là đơn vị đầu tiên chịu trách nhiệm nhưng tất nhiên không đủ chuyên môn, nghiệp vụ, mà cần có sự hỗ trợ, phối hợp với các phòng chữa cháy trên địa bàn.

Trường không thể tự quyết định

Tại cuộc họp báo ngày 26-5, ông Lê Hoài Nam - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - cho biết những vấn đề chuyên môn kỹ thuật như trồng cây, đốn cây an toàn trong nhà trường thì trường không thể tự quyết định.

Chẳng hạn khi trường xây mới, các cây được phép trồng sẽ nằm trong quy định của giấy phép xây dựng phê duyệt. Các cây lớn tuổi khi đốn đi đều phải xin phép, hệt như giấy phép xây nhà.

"Đốn cây trên 10m phải xin ý kiến của các cơ quan có chức năng về quản lý cây xanh" - ông Nam nói. Ngoài ra, ông Nam cho biết thêm về kỹ thuật, hiệu trưởng không được quyết định đốn cây hay không, mà chỉ có thể làm văn bản gửi các cơ quan chức năng thẩm định để đảm bảo an toàn. Việc tỉa cành, mé nhánh hằng năm đều được các trường thực hiện trước mỗi mùa mưa, nhưng do những đơn vị có chuyên môn thực hiện.

Tăng cường an toàn trường học

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản khẩn về việc tăng cường đảm bảo an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh.

Theo đó, sở yêu cầu các cơ sở giáo dục kiểm tra, cắt tỉa cành, chăm sóc cây xanh, xử lý thông thoáng hệ thống thoát nước, chống dột trong khuôn viên nhà trường; kiểm tra và đảm bảo an toàn hệ thống điện tại các phòng học, phòng chức năng, phòng thí nghiệm, phòng thực hành...

Sở cũng đề nghị ban giám hiệu các trường cần chủ động, kịp thời có phương án ứng phó trước hiện tượng thời tiết bất thường, thiên tai bão, lũ lụt... nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên; phối hợp với chính quyền, tổ chức đoàn thể địa phương tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh, các lớp học bơi, học kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước trong thời gian nghỉ hè... (HOÀNG HƯƠNG)

Sở GD-ĐT TP.HCM ra văn bản khẩn tăng cường an toàn trường học

TTO - Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản khẩn về việc tăng cường đảm bảo an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại học Quốc gia TP.HCM tiếp tục nhận hồ sơ ưu tiên xét tuyển đến 10-7

Đại học Quốc gia TP.HCM kéo dài thời gian nhận hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển vào học các trường đại học thành viên năm 2025.

Đại học Quốc gia TP.HCM tiếp tục nhận hồ sơ ưu tiên xét tuyển đến 10-7

Phụ huynh có con thi lớp 6 Trần Đại Nghĩa nghi ngờ toán có 2 đề thi, Sở Giáo dục nói gì?

Hôm nay 2-7, sau nhiều ngày diễn ra kỳ khảo sát vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa, một số phụ huynh vẫn phản ánh đề thi có nhiều lỗi dẫn đến kết quả thi không minh bạch.

Phụ huynh có con thi lớp 6 Trần Đại Nghĩa nghi ngờ toán có 2 đề thi, Sở Giáo dục nói gì?

Mùa tuyển sinh 2025: HUTECH tặng học bổng 25% học phí toàn khóa

Ngay sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều thí sinh tranh thủ tìm hiểu môi trường đại học, chính sách học phí và học bổng - những yếu tố quan trọng cho việc chọn chặng đường phía trước.

Mùa tuyển sinh 2025: HUTECH tặng học bổng 25% học phí toàn khóa

Không gián đoạn chấm thi sau sáp nhập, đặt quyền lợi thí sinh lên hàng đầu

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu không để đứt gãy, gián đoạn việc chấm thi do sáp nhập đơn vị hành chính.

Không gián đoạn chấm thi sau sáp nhập, đặt quyền lợi thí sinh lên hàng đầu

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Thầy Đỗ Văn Nhỏ, tổ trưởng tổ tin học Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), nhiều năm qua vẫn âm thầm truyền lửa đam mê tin học đến bao thế hệ học trò.

Người thầy gieo mầm đam mê tin học
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar