29/09/2013 07:28 GMT+7

Cây đại thụ của nền giáo dục, văn hóa Việt Nam

BÙI MẠNH NHỊ
BÙI MẠNH NHỊ

TT - Giáo sư, nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai đã có hơn hai phần ba thế kỷ song hành cùng nền giáo dục và văn hóa Việt Nam.

Bao nhiêu năm ấy biết bao nhiêu tình. Thầy đã từng có mặt, giảng dạy, làm hiệu trưởng ở nhiều ngôi trường, từng viết kịch, biên kịch, đóng vai diễn ở nhiều sân khấu khắp ba miền đất nước.

Phóng to
Học trò cũ Nguyễn Ngọc Ký (bìa phải) tặng quà và hoa mừng thọ 90 tuổi giáo sư Hoàng Như Mai năm 2008 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Ở đâu thầy cũng để lại rất nhiều dấu ấn sâu đậm. Thầy đã được Chủ tịch nước phong hàm giáo sư năm 1982, phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân năm 1990 và trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất năm 1995.

Con đường hoạt động giáo dục của giáo sư Hoàng Như Mai luôn gắn bó với hoạt động văn hóa. Trong kháng chiến chống Pháp, thầy đã cùng các nghệ sĩ nổi tiếng, sau này là nghệ sĩ nhân dân như Sỹ Tiến, Ðào Mộng Long thành lập đoàn kịch Ðộc Lập lưu diễn suốt từ Huế vào Nam. Ðến năm 1947, chiến tranh mở rộng, tổ chức kháng chiến Phú Yên khuyên anh em đoàn kịch trở ra Bắc, thế là tất cả lại lặn lội núi rừng, đường trường về Hà Nội. Giai đoạn 1948-1949, thầy là bí thư, tổng thư ký Hội Văn hóa kháng chiến Hưng Yên, nơi quy tụ rất nhiều người tài danh như họa sĩ Lương Xuân Nhị, nhà thơ Vũ Ðình Liên, nhạc sĩ Nguyễn Ðình Khoa. Thầy cũng là người trực tiếp phụ trách đoàn kịch Văn Hóa. Những năm tháng này thầy đã viết các vở kịch Tiếng trống Hà Hồi, Sát Thát, Người tù binh... Những vở kịch này, đặc biệt là Tiếng trống Hà Hồi, đã được biểu diễn ở Hà Nội, Hải Phòng, sau đó ở Huế, Sài Gòn.

Nói về thầy Hoàng Như Mai, các thế hệ học trò và đồng nghiệp khó có thể quên được một người thầy nhân ái, chân tình, độ lượng, có phương pháp sư phạm đặc biệt. Thầy luôn yêu mến, tôn trọng học trò, đồng nghiệp. Nhiều người nói vui: được thầy Mai hướng dẫn cũng là... không hướng dẫn, bởi thầy luôn yêu cầu học trò tự học, tự làm việc, sáng tạo, còn thầy chỉ gợi vài ý tưởng và chủ yếu truyền cảm hứng cho trò.

Nhà giáo dục Hoàng Như Mai luôn gắn với con người nghệ sĩ. Giọng thầy rất sang, đầy thuyết phục. Ðã từng là nghệ sĩ sân khấu, thầy biết phát huy sức mạnh của giọng nói, khả năng truyền cảm để biết bao thế hệ học trò thưởng thức cái hay cái đẹp, cái sâu sắc, hóm hỉnh của văn hóa, văn chương Việt Nam. Những buổi nói chuyện của thầy thường rất đông khán giả, đó là điều không phải ai cũng đạt được.

Nhớ về thầy, tôi tự hỏi những điều gì đã làm nên thành công của giáo sư Hoàng Như Mai? Phải chăng đấy là con đường tự học suốt đời. Là con của quan tuần phủ hai tỉnh Bắc Giang - Bắc Ninh nhưng nhà nghèo, sớm tham gia kháng chiến, thầy luôn phấn đấu bằng con đường tự học. Thành công của thầy phải chăng là sự biết kết hợp hài hòa giữa nhà giáo dục và nhà văn hóa, nhà hoạt động xã hội. Thầy luôn lấy cuộc đời, con người để giảng về văn chương, văn hóa và từ văn chương, văn hóa mà hiểu xã hội, hiểu những buồn vui, bất hạnh của con người. Và phải chăng chủ yếu đó là thành công được mang lại từ tấm lòng nhân từ, độ lượng của thầy. Tất cả những điều đó đã tạo nên cái sang, cái uy, cái gần gũi của giáo sư Hoàng Như Mai.

Bạn bè tôi vẫn nhắc, hồi về thăm lại khoa ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội nhân kỷ niệm 30 năm thành lập khoa, thầy đã gửi những câu thơ trĩu nặng tình người sau trước: Thầy cô người mất người còn/Sinh viên mấy nấm mồ chôn chiến trường/Ba mươi năm một chặng đường/Về đây có cả buồn thương vui mừng/Nguyện xin đốt nén hương chung/Những ai đã khuất hãy cùng lại đây.

Giáo sư, nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai đã vĩnh biệt chúng ta. Thầy ra đi rất thanh thản. Nhớ về thầy, tôi tìm đọc lại bài thơ Ru mình, không biết thầy viết tự lúc nào, như lời chào mọi người trước lúc đi xa mãi mãi:

Rồi đây mình cũng đi xa.Năm, ba năm nữa, biết là bao nhiêu...Chừng như chiều đã quá chiều.Chừng như sương đã xuống nhiều ướt vai....Ngủ yên đi... Ngủ yên đi...Cũng như giấc ngủ mọi khi bình thường.Nơi đây cuối một chặng đường.Mai đây khởi thủy một chương mới đờiVòng đi vòng lại luân hồiVẫn là mình đó mình thời đã quênNgủ bình yên... Chết bình yênCũng như giấc ngủ hằng đêm mọi lần...Thiu thiu... mi mắt nặng dần...Xin chào hết thảy người thân! Giã từ!

Ngày tiễn đưa thầy, con không thể nào về được. Xin thầy yêu kính nhận từ con bài viết này như một nén hương lòng. Thương nhớ vĩnh biệt thầy!

Thơ Hoàng Như Mai (26-9-1919 - 27-9-2013)

Sân ga

Chia tay thì chóng gặp thì lâubiết nói gì đây lúc đợi tàumừng thấy cờ hồng bay cả nướcriêng buồn tóc bạc tiễn đưa nhaungoảnh nhìn lớp cũ không còn mấymuốn níu ngày vui có được đâu!"nghệ sĩ trót sinh giàu cảm lụy"(*)chẳng ca vọng cổ cũng u sầu (1976)

(*) Thơ Tchya, tức Đái Đức Tuấn,

Sân khấu

Buông bức màn rồi... danh vọng hếtngười về lòng rũ sạch sầu thươngngười vào cởi áo lau son phấntrả cả vinh hoa lẫn đoạn trường(1948)

Mất xe đạp

Ðã mất người thân mất bạn bèmất rồi tuổi trẻ tuổi say mêcòn gì để mất?còn chi nữa!tưởng thế ai ngờ lại mất xe

Từ độ nặng mang tình đất nướcmiệt mài theo đuổi cuộc trường chinhđường ngang ngõ tắt người lên trướctụt lại đằng sau có một mình

Ðã trót vương mang chút mộng hồnsông hồ lê bước gót chân mònđành rằng trọn kiếp thân lưu lãngnhưng nghĩ mà thương cho đứa con

Hành trình dân tộc còn xa lắm đường thế gian truân dãi nắng mưacha đã chậm rồi con lại chậmlang thang chân đất đến bao giờ...(4-1980)

Tết Nhâm Tuất

Nghĩ mình xuân hết tự bao giờhỏi có gì xuân khai bút thơ

Hòn ngọc Viễn Đông chồng thất thểuHà thành hoa lệ vợ bơ phờ

Cha là hàn sĩ con còn khổÔng chỉ thường dân cháu mất nhờ

Năm mới toan tìm phương kế mớinhớ ra tuổi đã sáu mươi tư(1982)

Cảm tác

Tuổi cổ lai hi sắp đến nơisổ đời tính thử khóc hay cườisức trai thác đổ buồm dong ngượcđầu bạc chiều tà nước chảy xuôihoài bão mênh mông bằng vỗ cánhthời gian vùn vụt én đưa thoimới hay nhân thế phù du quáthua được cờ chơi một ván thôi(8-1986)

Bảy mươi tư

Qua bảy ba rồi sang bảy tưmắt mờ răng rụng sức đà hư

Ngựa dù nghìn dặm còn khi mỏiĐời hết xuân hè phải đến thu

Muốn mọi ước mơ thành hiện thựcthì muôn năm sống vẫn phù du

Huống chi tuổi đã xưa nay hiếmthế sự coi như chuyện tạc thù(2-1992)

Thư không gửi

Ôi viết mòn tay nghĩ nát đầunhững điều vô ích chuyện đâu đâumà lời tâm huyết trao tri kỷchẳng một dòng thư chẳng một câu

Nhân thế xưa nay thường vẫn thếsáng trưng bạch lạp tiệc truy hoanthâu đêm cuồng loạn thiêu thân thểlệ nến long lanh rỏ mặt bàn

Cầm bút băn khoăn viết cái gìcái gì đích thật cái gì nghiấy là ảo giác hay chân tướngbất lực thay đầu óc nghĩ suy

Cái thực nhiều khi là cái mộngtầm thường là kẻ rất cao siêukìa trông cái tốt đang hư hỏngcái xấu đang khoe vẻ mỹ miều

Thư viết xong rồi chưa gửi đihá đem tình nghĩa hại nhau chiao sen hồn bạn đang trong vắtkhuấy đục bùn tanh ích lợi gì

Quân tử giao tình như nước trongphải chăng lòng đã hiểu nơi lòngkhông cần nói những lời thiên hạnói với nhau bằng sự cảm thông

BÙI MẠNH NHỊ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không tin nổi: Bảo vật quốc gia - ngai vàng triều Nguyễn bị khách tham quan bẻ gãy

Ngai vàng triều Nguyễn - bảo vật quốc gia triều Nguyễn đặt tại điện Thái Hòa - bị một người mua vé vào tham quan bẻ gãy thành nhiều khúc.

Không tin nổi: Bảo vật quốc gia - ngai vàng triều Nguyễn bị khách tham quan bẻ gãy

Học dạy con như người mẹ nông dân của thần đồng Trần Đăng Khoa

Có người đã gọi người mẹ là người nghệ sĩ đầu tiên của các con mình. Bà mẹ của Trần Đăng Khoa rất xứng với danh hiệu cao quý ấy. Bà đã có công đầu trong việc nuôi dưỡng mầm mống nghệ thuật trong các con.

Học dạy con như người mẹ nông dân của thần đồng Trần Đăng Khoa

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Thiền sư Shunryu Suzuki, người gieo hạt mầm thiền Tào Động tại phương Tây, đã giảng rằng khi ta có được một sự yên bình trọn vẹn trong thực hành thiền, ta không chỉ là ta nữa mà là cả thế giới, toàn thể vũ trụ và là một vị Phật.

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar