21/08/2023 11:56 GMT+7
Trở lại chủ đề

Câu chuyện thật đằng sau bức ảnh ngôi nhà ở Hawaii không bị cháy

Vợ chồng bà Dora Atwater Millikin, chủ sở hữu ngôi nhà duy nhất không bị cháy giữa bão lửa Lahaina Maui (Hawaii), xác nhận bức ảnh ngôi nhà đang truyền trên mạng xã hội là đúng thực tế.

Chỉ còn duy nhất căn nhà của bà Atwater Millikin không bị cháy giữa bão lửa ở Lahaina -   Ảnh: LOS ANGELES TIMES

Chỉ còn duy nhất căn nhà của bà Atwater Millikin không bị cháy giữa bão lửa ở Lahaina - Ảnh: LOS ANGELES TIMES

Khi đám cháy bắt đầu ở Lahaina, Maui (Hawaii), vợ chồng bà Dora Atwater Millikin không có mặt ở nhà. Họ đang đi thăm gia đình ở Massachusetts.

Điều gì đã "cứu rỗi" ngôi nhà?

Đó là một ngôi nhà gỗ xưa 100 tuổi.

Theo báo Los Angeles Times, bất động sản già nua này từng là nhà dành cho nhân viên văn phòng của Pioneer Mill Co., một nhà máy đường với những đồn điền trồng mía bạt ngàn ở Lahaina từ giữa những năm 1800.

Gần đây gia đình bà Millikin đã sửa sang lại ngôi nhà, cho thay thế mái nhà bằng tôn kẽm. Sân quanh nhà được lót đá.

Trong quá trình tu sửa, họ đã chặt bỏ những tán cây gần đó, không cho chúng chạm vào nhà. Đơn giản do bà Millikin lo ngại mối trên cây sẽ lan sang khung gỗ của ngôi nhà.

“Chúng tôi yêu những ngôi nhà cổ và đã không thay đổi thiết kế ngôi nhà theo bất kỳ cách nào mà chỉ khôi phục để nó tốt hơn", bà Millikin nói.

Có vẻ việc sửa chữa này đã vô tình có tác dụng ngoài ý muốn: Giúp ngôi nhà chống cháy hiệu quả hơn.

Một ngôi nhà hai tầng với tường trắng và mái đỏ, tồn tại một cách thần kỳ giữa sự tàn phá như ngày tận thế xung quanh nó - Ảnh: AFP

Một ngôi nhà hai tầng với tường trắng và mái đỏ, tồn tại một cách thần kỳ giữa sự tàn phá như ngày tận thế xung quanh nó - Ảnh: AFP

Bà Millikin cho biết khi đám cháy diễn ra, có những mảnh gỗ dài hàng chục cm bốc cháy và gần như bay lơ lửng trong không trung cùng gió. Chúng sẽ rơi xuống bất kỳ ngôi nhà nào và nếu đó là mái nhà bằng nhựa, nó sẽ bốc cháy.

Hoặc chúng sẽ rơi vào các tán lá, sau đó đốt cháy cây cối xung quanh làm cháy lan vào nhà.

Cô Susie Kocher, cố vấn tài nguyên thiên nhiên tại Đại học California, cho biết mái nhà là yếu tố số 1 góp phần vào tính dễ cháy của ngôi nhà vì chúng có thể đóng vai trò là bãi đáp lớn cho than hồng. Trong trường hợp này, mái nhà làm từ tôn kẽm đã cứu ngôi nhà.

Bà Millikin nói ngôi nhà cũng có thể được hưởng lợi từ thực tế là nằm không quá gần các khu đất lân cận. Theo đó, trong 3 mặt của căn nhà có một mặt giáp biển, một mặt giáp với con đường và một bãi đất trống giống như công viên cạnh nhà.

Ngôi nhà 2 tầng tồn tại thần kỳ không hề hấn gì đã gây sốc dân mạng - Ảnh: AFP

Ngôi nhà 2 tầng tồn tại thần kỳ không hề hấn gì đã gây sốc dân mạng - Ảnh: AFP

Mạng xã hội và những thuyết âm mưu

Đã có một số người bình luận trực tuyến cho rằng ngôi nhà của gia đình Millikin "sống sót" là bằng chứng cho thấy ngọn lửa thực sự được gây ra từ vũ khí năng lượng trực tiếp hoặc một ngọn lửa Mặt trời lớn.

Một số người cũng suy đoán ngôi nhà đã được hệ thống vòi phun nước cứu.

Tuy nhiên, dù thừa nhận nhà mình có hệ thống phun nước, nhưng theo bà Millikin, nhiều ngôi nhà khác trong khu vực bị cháy cũng như vậy. Chưa kể vào thời điểm ngọn lửa lan đến nhà, điện đã bị cắt và hệ thống phun nước không thể hoạt động.

“Tôi nghĩ thuyết âm mưu có thể phát triển khi chúng ta không hiểu mọi thứ diễn ra như thế nào”, bà Kocher ở Đại học California nói.

Cây đa Lahaina 150 tuổi, được biết là cây đa sống lâu đời nhất ở Hoa Kỳ, cũng bị hư hại nghiêm trọng trong cơn bão lửa - Ảnh: AFP

Cây đa Lahaina 150 tuổi, được biết là cây đa sống lâu đời nhất ở Hoa Kỳ, cũng bị hư hại nghiêm trọng trong cơn bão lửa - Ảnh: AFP

Vòng tay nhân ái

Atwater Millikin là nghệ sĩ vẽ tranh phong cảnh ven biển New England và chồng bà là một nhà quản lý danh mục đầu tư vừa mới nghỉ hưu.

Bà cho biết họ sở hữu ngôi nhà được khoảng 3 năm, nhưng đã sống ở Maui trong khoảng một thập kỷ.

Gia đình bà đã nhận điện thoại của quận thông báo ngôi nhà của họ vẫn còn nguyên vẹn trong cơn bão lửa.

Bà Millikin hy vọng sẽ trở lại Hawaii ngay khi có thể và mở cửa cho những người hàng xóm bị mất nhà cửa vào ở tạm.

“Nhiều người đã chết. Rất nhiều người đã mất tất cả, chúng ta cần quan tâm lẫn nhau và bắt đầu xây dựng lại", bà Millikin nói.

Người không bật còi cảnh báo cháy rừng Hawaii từ chức

Ông Herman Andaya, người đứng đầu cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp của đảo Maui, đã từ chức. Trước đó, ông Andaya nói không hối tiếc về quyết định không bật còi cảnh báo khi cháy rừng xảy ra.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sân bay Liên Khương dự kiến đóng cửa 6 tháng để sửa

Sân bay quốc tế Liên Khương (Lâm Đồng) sẽ tạm ngừng hoạt động trong 6 tháng để sửa chữa đường băng và đường lăn với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng.

Sân bay Liên Khương dự kiến đóng cửa 6 tháng để sửa

Trụ sở khối chính quyền 15 phường, xã mới ở Đà Nẵng dự kiến đặt ở đâu?

Đà Nẵng sắp xếp điều chỉnh 47 phường, xã còn 15 đơn vị cấp xã, phường và 1 đặc khu. Trụ sở khối chính quyền (gồm UBND và HĐND) 5 phường mới ở Đà Nẵng dự kiến đặt ở đâu?

Trụ sở khối chính quyền 15 phường, xã mới ở Đà Nẵng dự kiến đặt ở đâu?

Cán bộ phải di chuyển chỗ ở do sắp xếp đơn vị hành chính được ưu tiên mua nhà ở xã hội

Đó là đề xuất của Đà Nẵng. Theo đó sẽ xếp cán bộ phải di chuyển chỗ ở do sắp xếp đơn vị hành chính vào nhóm ưu tiên mua nhà ở xã hội.

Cán bộ phải di chuyển chỗ ở do sắp xếp đơn vị hành chính được ưu tiên mua nhà ở xã hội

Thuế nhập khẩu và lãi suất ghìm chân bất động sản Mỹ

Các mức thuế nhập khẩu do ông Trump áp đặt một cách mạnh tay và bất thường đã khiến các nhà thầu xây dựng gặp nhiều khó khăn.

Thuế nhập khẩu và lãi suất ghìm chân bất động sản Mỹ

Giấc mơ an cư của công nhân giữa lòng phố công nghiệp

Sáng đi làm trong nhà máy, tối đi về trong phòng trọ khép kín gần 20m², công nhân chỉ mong có căn nhà nhỏ của riêng mình.

Giấc mơ an cư của công nhân giữa lòng phố công nghiệp

Giá cát xây dựng tăng đột biến, nhà thầu lao đao

Giá cát xây dựng tại Đắk Nông và Đắk Lắk tăng gần gấp đôi, trong khi nguồn cung khan hiếm khiến hàng loạt công trình đứng bánh.

Giá cát xây dựng tăng đột biến, nhà thầu lao đao
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar