10/11/2022 09:22 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cậu bé lang thang xin ăn khắp nẻo đường xứ Huế đã chạm vào giấc mơ đại học

ĐOÀN NHẠN
ĐOÀN NHẠN

TTO - Từng theo chân cha lang thang xin ăn khắp các nẻo đường xứ Huế, trải qua ngày tháng lấm lem với người mẹ mắc bệnh tâm thần, nay Hà Dữ Danh đã trở thành tân sinh viên Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng.

Cậu bé lang thang xin ăn khắp nẻo đường xứ Huế đã chạm vào giấc mơ đại học - Ảnh 1.

Danh giờ đây đã trở thành tân sinh viên Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Tuổi thơ cơ cực đó của Danh là động lực để bạn nỗ lực phấn đấu thực hiện giấc mơ của đời mình.

Tuổi thơ muốn quên

Năm nay Danh 19 tuổi, độ tuổi nhỉnh hơn các bạn học cùng nhưng dáng người chàng trai nhỏ thó, gương mặt có phần non nớt hơn. Đằng sau vẻ thư sinh ấy ẩn chứa một tuổi thơ với nhiều ký ức buồn mà cậu muốn quên đi.

Cha của Danh là người đàn ông nghèo có một cuộc hôn nhân chắp vá với mẹ Danh - người mang trong mình căn bệnh tâm thần. Lần lượt anh trai rồi Danh chào đời trong căn nhà tình thương lọt thỏm giữa thành phố Huế. Bà con sống xung quanh kể lại rằng từ khi còn đỏ hỏn, hai anh em Danh ngày ngày phải vắt vẻo trên lưng mẹ nhem nhuốc, nhặt nhận từ đầu đến cuối chợ Tây Lộc, chợ An Hòa.

Năm Danh lên 4 tuổi, người cha bấy giờ ốm yếu, bệnh tật. Vì không thể kiếm được việc làm để nuôi vợ con, ông đành dắt theo hai đứa trẻ lang thang xin ăn khắp các con đường ngày hè bỏng rát, ngày đông lạnh tái tê.

Theo cha lang bạt, nếm cảnh màn trời chiếu đất từ khi còn rất nhỏ, ký ức của Danh chỉ lưu lại những ám ảnh, thiếu thốn với những hắt hủi, dè bỉu của người đời. 

Cha mất quá đột ngột, để lại hai anh em Danh cù bơ cù bất. Thấy hai đứa trẻ đáng thương không biết bấu víu vào ai, Trung tâm Bảo trợ trẻ em Xuân Phú nhận anh em Danh về cưu mang.

Cậu bé lang thang xin ăn khắp nẻo đường xứ Huế đã chạm vào giấc mơ đại học - Ảnh 2.

Vừa vào đại học, Danh đã đăng ký tham gia Đội tư vấn sinh viên để mong được chia sẻ, giúp đỡ mọi người - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Học để trả ơn cuộc đời

Từ lúc 5 tuổi, Danh lớn lên dưới vòng tay của các thầy cô, nhân viên trung tâm bảo trợ cùng hàng chục đứa trẻ chung cảnh ngộ với mình. Cảnh không cha, xa mẹ khiến không ít lần Danh cảm thấy tủi thân khi nhìn chúng bạn được yêu thương, được sống hạnh phúc trong sự đủ đầy. 

"Thỉnh thoảng mình vẫn buồn khi nhắc về quá khứ, nhưng không vì thế mà mình mặc cảm. Ngược lại, chính xuất phát điểm bất hạnh lại là động lực cho mình nỗ lực học tập để tương lai không còn khổ nữa" - Danh trải lòng.

Mãi sau này mẹ của Danh cũng được đưa vào một trung tâm bảo trợ xã hội khác. Mỗi cuối tuần, hai anh em Danh lại tìm đến thăm mẹ dù trong câu chuyện của ba mẹ con, mỗi lời mẹ nói cũng có phần nửa tỉnh nửa mê. 

Ngày biết tin mình đậu đại học, mẹ là người Danh tìm tới đầu tiên để thông báo tin mừng. Nhưng trong tâm trí của người phụ nữ bệnh tật ấy, việc đậu đại học là điều gì đó bà chưa mường tượng ra.

"Mình nói với mẹ đó là nơi bắt đầu những bước đi đầu tiên giúp con thực hiện ước mơ. Sau này khi tốt nghiệp đại học, con sẽ có cơ hội, có việc làm ổn định để lo cho mẹ và giúp đỡ được những đứa trẻ có hoàn cảnh như con" - Danh kể.

Rời Huế vào Đà Nẵng học, Danh bảo rằng sẽ ít được đến thăm mẹ hơn. Nỗi lo lớn nhất của Danh là mẹ ngoài bệnh tâm thần, còn mắc thêm nhiều bệnh nữa phải thường xuyên vào ra bệnh viện. Gửi gắm mẹ lại cho anh trai lui tới, dẫu buồn nhưng Danh vẫn gác lại nỗi lo để theo đuổi giấc mơ. Trong đầu chàng tân sinh viên vẫn luôn có lời dặn của mẹ: "Ráng học nghe con, để sau ni đón mẹ về, nuôi mẹ".

Danh đậu vào ngành kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp của Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng với số điểm ba môn 24,5. Với sự giúp đỡ của trung tâm bảo trợ và nhà trường, Danh đã ổn định được bước đầu nhập học. 

Sau vài tuần nhập học ở ngôi trường mới, Danh cũng có những tính toán cho riêng mình. Bạn chọn đăng ký ở trong ký túc xá sinh viên để đỡ phần nào chi phí. Hiện trung tâm bảo trợ vẫn đang hỗ trợ một phần chi phí để Danh trang trải. Cậu tân sinh viên nhẩm tính, khi ổn định việc học và quen với môi trường mới, sẽ đi kiếm việc làm thêm để lo chi phí và mua một chiếc máy tính cũ phục vụ việc học.

Cậu bé lang thang xin ăn khắp nẻo đường xứ Huế đã chạm vào giấc mơ đại học - Ảnh 3.

Danh chọn ở ký túc xá để đỡ phần nào chi phí ăn ở - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Dù mới là sinh viên năm nhất nhưng Danh đã đăng ký vào làm tình nguyện viên của Đội tư vấn sinh viên thuộc Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng. Danh bảo rằng hoạt động hội nhóm sẽ giúp mình bớt rụt rè, năng động hơn và có cơ hội giúp đỡ người khác. 

Không chỉ chia sẻ, giúp đỡ những bạn học với mình, tham gia tình nguyện sẽ có cơ hội giúp đỡ những mảnh đời khó khăn như cách mà bạn trả ơn cuộc đời. 

"Mình vẫn luôn biết ơn trung tâm đã nuôi dạy mình suốt hơn 12 năm ăn học, nhớ ơn những người đã giúp đỡ, hỗ trợ để mình có được ngày hôm nay. Giờ đây vì chưa có điều kiện vật chất để giúp được ai nên mình mong góp chút sức nhỏ bé đem lại phần nào điều tốt đẹp cho xã hội" - Danh nói.

Bà Thái Thị Kim Thanh, giám đốc Trung tâm Bảo trợ trẻ em Xuân Phú, cho biết từ lúc lên 5 tuổi, Danh và anh trai được đưa vào trung tâm, chấm dứt quãng thời gian lang thang xin ăn. Ý thức hoàn cảnh nên Danh rất ngoan ngoãn và cố gắng.

"Ngoài sự dìu dắt của các thầy cô và nhân viên ở trung tâm thì chính sự nỗ lực của Danh đã giúp em tiến được đến giảng đường đại học. Mong rằng sẽ có thêm những sự đồng hành khác từ các nhà hảo tâm, các quỹ học bổng để 5 năm đại học phía trước của em bớt nhọc nhằn", bà Thanh chia sẻ.

Cậu bé lang thang xin ăn khắp nẻo đường xứ Huế đã chạm vào giấc mơ đại học - Ảnh 5.

20 mùa Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ dành cho tân sinh viên khó khăn - Đồ họa: NGỌC THÀNH

Đường đời chông chênh của cô bé nghèo xa cha mẹ

TTO - Bị nhà nội chối bỏ khi mới tượng hình trong bụng mẹ, cô bé ra đời và sống dựa vào bà ngoại, ngần ấy năm bền bỉ với hành trình đến trường để bước tới hôm nay vừa trở thành tân sinh viên.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar