07/05/2025 10:48 GMT+7

Cậu bé 11 tuổi bán rau phụ mẹ nuôi em

Được mẹ bồng theo bán rau từ những ngày chập chững biết đi, lên 11 tuổi, Nguyễn Văn Duy quyết định 'khởi nghiệp' với vườn rau quanh nhà phụ mẹ nuôi em.

Cậu bé 11 tuổi bán rau phụ mẹ nuôi em - Ảnh 1.

Văn Duy bán rau ở góc đường 30 Tháng 4 (TP Thủ Dầu Một) - Ảnh: QUỲNH QUỲNH

Sáng sớm, nắng đậm dần trên con đường 30 Tháng 4 (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương). Ngồi lọt thỏm sau bóng cột điện là cậu bé Văn Duy với dáng người nhỏ nhắn.

Xung quanh em là ba rổ rau lớn với các loại như rau cải, rau dền, bầu, bí... được bày biện ngăn nắp.

Vừa bán rau vừa chăm em

5h sáng, trong căn chòi chỉ vài mét vuông không có điện, ánh đèn pin của mẹ Duy là chị Nguyễn Thị Đệ (32 tuổi) đã le lói chuẩn bị cho ngày bán mới.

Cậu bé 11 tuổi chia rau vào các rổ riêng, cân đủ cho phần mình bán buổi sáng, còn lại mẹ Duy sẽ mang ra chợ Bình Dương cách đó 5km bán.

Từ căn chòi nhỏ đến chỗ bán rau của Duy khoảng 3km, đến nơi trời đã ửng sáng. Thấy ai đi ngang, cậu bé lại í ới:

"Dạ mua rau về ăn đi cô, rau nhà con tự trồng sạch lắm".

Chị Đệ kể ở nhà có nhiều loại rau là Duy tự trồng, tự chăm sóc và thu hoạch để mang ra bán phụ mẹ.

bán rau - Ảnh 2.

Mới 11 tuổi nhưng Duy đã phụ giúp gia đình hầu như mọi công việc vườn tược - Ảnh: QUỲNH QUỲNH

"Lúc trước đi làm thuê thấy cực quá, nhà tôi thuê mấy sào đất bưng dưới này để trồng ít rau củ mang ra chợ bán. Duy đi theo riết rồi rành, bữa nào mà tôi bận quá là mọi việc nó có thể lo liệu một mình hết", chị Đệ chia sẻ.

Mỗi ngày em bày hàng từ lúc 5h sáng đến khi hết rau.

Những ngày nắng, cậu bé nép mình phía sau trụ điện, ngày mưa em vẫn nhẫn nại ngồi ở góc đường. 

Hôm nào mẹ đi chợ xa, Duy dẫn theo em gái, vừa bán rau cậu vừa đút cơm, giữ em cho mẹ.

Khách nào đưa tiền lớn, Duy chỉ mất vài giây để nhẩm tính, thối lại cho khách. Nhưng ít ai biết cậu bé mới học đến lớp 5 đã đứt đoạn chuyện đèn sách...

"Con thấy mẹ cực quá nên không học nữa đâu", Duy ngây thơ chia sẻ với chúng tôi khi được hỏi về việc học của mình.

Đứa con hiếu thảo

Việc Duy nghỉ học cũng là nỗi trăn trở của chị Đệ. Cái nghèo ám ảnh khiến chị rời quê lên kiếm sống tại đất khách Bình Dương khi còn rất trẻ.

Tại đây chị gặp ba của Duy, mối tình sớm nở chóng tàn, chị Đệ một thân một mình nuôi em lớn lên bằng công việc bán rau.

"Tôi đi làm khó nhọc vì thiếu con chữ, muốn con đi học lắm, mà do biến cố gia đình rồi mưu sinh khắp nơi. Con nó thấy vậy nó cũng nản, không muốn học", chị Đệ rưng rưng phân trần.

bán rau - Ảnh 3.

Nhiều loại rau trong vườn do chính tay Duy gieo trồng, chăm bón - Ảnh: QUỲNH QUỲNH

Trong căn chòi nhỏ tứ bề là mấy giàn rau và cao su, mỗi tối chị Đệ lại cắm đèn năng lượng mặt trời ngồi dạy Duy tính toán, đọc bài cho không quên mặt chữ.

"Nói vậy chứ tôi cũng học ít, dạy có được bao nhiêu. Nó nghỉ cũng được hơn năm nay rồi. Qua năm học mới này tôi định gửi nó đến lớp học tình thương, được tới đâu hay tới đó" - chị Đệ tâm tư.

Sinh ra không có đôi cánh chở che của ba, những giấc ngủ đầu đời của Duy là trên lưng mẹ cùng đi bán rau. Mẹ con Duy cứ lầm lũi như thế cho đến khi em được 3 tuổi thì chị Đệ đi bước nữa, công việc kiếm sống chính vẫn là trồng và bán rau.

bán rau - Ảnh 4.

Chị Đệ dự tính năm học mới sẽ gửi Duy đến lớp học tình thương để tiếp tục việc học - Ảnh: AN VI

"Nhà ở dựng tạm trên đất người ta cho thuê, không có điện hay nước sạch gì hết trơn. Bà con lối xóm thương tình cho vợ chồng tôi thuê rẻ thêm mấy khoảnh đất cày cuốc trồng rau", chị Đệ chia sẻ.

Dáng người nhỏ nhắn nhưng Duy thạo gần như mọi việc vườn tược từ tưới rau, xới đất, rải giống, làm giàn…

"Sau này có nhiều đất con sẽ trồng nhiều loại rau hơn rồi kiếm chỗ bán đàng hoàng, không phải ngồi vỉa hè nữa", Duy nói về ước mơ khởi nghiệp trồng rau.

bán rau - Ảnh 5.

Những ngày còn nhiều rau, Duy vô từng bịch rồi đạp xe quanh xóm bán - Ảnh: AN VI

Hình ảnh cậu bé nhỏ nhắn vừa ngồi đút cơm cho em gái vừa bán rau khiến khách tới đây không nỡ trả giá vì thương cho hoàn cảnh của em. 

Vất vả như vậy nhưng mỗi ngày cả hai mẹ con chị Đệ chỉ kiếm được đâu đó khoảng 100.000 - 200.000 đồng. Thu nhập ít ỏi nên gia đình chị chi tiêu dè xẻn hết mức.

"Có bữa thiếu bữa đủ, rau thì có sẵn ngoài vườn, không tốn tiền mua", chị Đệ nói.

Anh Trần Văn Tý, người hàng xóm cho gia đình chị Đệ thuê đất dựng căn nhà nhỏ, thương Duy sớm hôm bán rau phụ mẹ.

"Tôi thấy gia đình tội quá, đất bưng thì không trồng được cây gì lâu năm, thấy vậy tôi cho thuê giá rẻ để gia đình trồng trọt, giữ đất cho tôi luôn", anh Tý cho hay.

Gần đây anh Tý có giới thiệu cho chị Đệ một vài lớp học tình thương cách nhà khoảng 10km, sắp tới khi lớp khai giảng sẽ dẫn Duy đến.

Chuyện tình tựa cổ tích của người phụ nữ khuyết tật bán vé số

40 năm sống chung với đôi chân teo tóp, chị Võ Thị Hồng (quê Phú Yên) chưa một lần dám nghĩ sẽ tìm được bờ vai vững chắc để nương tựa. Nhưng rồi hạnh phúc đã đến với người phụ nữ nghị lực này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM lắp biển báo giao thông phát sáng dễ nhận diện ban đêm

TP.HCM thí điểm lắp đặt hệ thống biển báo giao thông phát sáng ở một số vị trí. Nhờ đó giúp người dân nhận diện biển báo tốt hơn để đi lại đúng quy định, an toàn.

TP.HCM lắp biển báo giao thông phát sáng dễ nhận diện ban đêm

'Chuồng cọp' kín bưng, bít lối thoát hiểm nhiều chung cư cũ ở TP.HCM

Nhiều cư xá, chung cư cũ tại TP.HCM vẫn lắp khung sắt kiên cố kiểu 'chuồng cọp' ở ban công, che kín lối thoát hiểm.

'Chuồng cọp' kín bưng, bít lối thoát hiểm nhiều chung cư cũ ở TP.HCM

Tự túc xe chuyển viện, người bệnh được bảo hiểm y tế chi trả ra sao?

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh góp phần giảm gánh nặng chi phí, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận y tế.

Tự túc xe chuyển viện, người bệnh được bảo hiểm y tế chi trả ra sao?

Hãi hùng xe lôi tự chế chở bó sắt 10m, chiếm hết đường ở TP.HCM

Bạn đọc Tuổi Trẻ Online phản ánh thời gian qua xe ba gác, xe lôi tự chế... vẫn chạy nhiều trên các tuyến đường ở TP.HCM, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn mặc dù lực lượng chức năng thường xuyên xử lý.

Hãi hùng xe lôi tự chế chở bó sắt 10m, chiếm hết đường ở TP.HCM

Chi trả tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức sau sáp nhập ra sao?

Tại nghị quyết 76/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 đã có quy định cụ thể việc này.

Chi trả tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức sau sáp nhập ra sao?

Bị xua đuổi trên vỉa hè, hãy trình báo

Xung quanh vụ xử phạt người bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng', nhiều bạn đọc đề nghị xử lý nghiêm hơn để chấm dứt tình trạng cát cứ vỉa hè làm của riêng.

Bị xua đuổi trên vỉa hè, hãy trình báo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar