27/11/2023 12:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cắt điện nước công trình vi phạm tại thủ đô, có nên không?

Ngày 27-11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi, nhiều ý kiến góp ý để Hà Nội phát triển xứng tầm là “trái tim của cả nước”.

Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) góp ý về dự thảo Luật Thủ đô - Ảnh: GIA HÂN

Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) góp ý về dự thảo Luật Thủ đô - Ảnh: GIA HÂN

Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) góp ý về dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi, băn khoăn về biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo dự thảo luật. Đại biểu cho biết cắt điện, nước với tính chất là biện pháp cưỡng chế hành chính lần đầu tiên được quy định trong nghị định 180/2007 hướng dẫn thi hành chi tiết Luật Xây dựng, đã hết hiệu lực.

Năm 2020, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng không quy định cắt điện nước là một biện pháp cưỡng chế hành chính, mặc dù rất nhiều bộ ngành, cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp này.

"Luật Xử lý vi phạm hành chính không thừa nhận biện pháp này là hợp lý. Bởi thừa nhận biện pháp này sẽ gây ảnh hưởng đến quyền cơ bản của công dân. Việc này cũng ảnh hưởng đến đời sống của những người không vi phạm hành chính" - ông Bình nói.

Đại biểu Bình phân tích ví dụ cắt điện nước ở nhà chung cư trong khi chủ thể vi phạm là chủ đầu tư, người dân là người có lợi ích liên quan. Biện pháp cắt điện nước cũng không phải là biện pháp mang tính nhân văn vì rất dễ ảnh hưởng đến những quyền cơ bản của con người...

Theo thiên hướng tìm kiếm lợi nhuận, nếu áp dụng biện pháp cắt điện nước tại một bộ phận nhà xưởng, hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng người sử dụng lao động dồn người lao động về một khu nhà xưởng không bị cắt điện nước. Nếu cắt điện nước toàn bộ nhà xưởng có thể xảy ra tình trạng câu điện lậu, nguy cơ cháy nổ lại hiện hữu...

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đề nghị thủ đô phát triển mô hình đô thị TOD không chỉ với các đô thị mới mà cả với những khu vực tái thiết đô thị, cải tạo chung cư cũ, nhà ở cũ xây dựng tự phát trong khu vực nội đô.

Qua đó để khai thác không gian ngầm cho phát triển thương mại dịch vụ, không gian trên cao cho phát triển nhà ở và tái định cư người dân tại chỗ. Còn không gian mặt đất dành cho cây xanh và các công trình công cộng.

"Do vậy thành phố không nên dành tiền để xây dựng những con đường đắt nhất hành tinh, mà nên dành ngân sách đó để đầu tư cho những dự án TOD trong khu vực nội đô" - ông Cường đề nghị.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) cho rằng việc phát triển theo mô hình TOD là cơ hội để Hà Nội phát triển, góp phần giảm tắc đường, là hướng ra, giải quyết bài toán khó về phát triển đô thị.

Tuy nhiên, với mô hình phát triển đô thị TOD chưa từng có tại Việt Nam sẽ không tránh khỏi tình trạng xuất hiện hàng loạt mối quan hệ và các xung đột lợi ích của nhiều bên có thể nằm ngoài năng lực vận hành của thiết chế hiện tại.

Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ mô hình TOD trong dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi có sự khác biệt nào so với quy định trong dự thảo Luật Đường bộ và dự thảo Luật Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ?

Đồng thời, với mô hình này cần có thiết kế nào để có thể đảm bảo đầy đủ hơn cơ sở pháp lý điều chỉnh các mối quan hệ mới, đảm bảo năng lực quản lý tốt mô hình TOD.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết sẽ tổ chức hội nghị đại biểu chuyên trách góp ý về dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi trước khi trình Quốc hội xem xét tại các kỳ họp sau.

Quy định về cắt điện nước trong dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi

Điều 34 dự thảo luật quy định về "biện pháp bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thủ đô".

Theo đó, dự thảo có quy định "áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong các lĩnh vực đất đai, nhà ở, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy đã bị lập biên bản vi phạm hành chính".

Hoặc với công trình đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được quy định tại dự thảo luật.

Sửa Luật Thủ đô: Hai thành phố mới của Hà Nội sẽ có thẩm quyền gì?

Để tạo cơ sở pháp lý bước đầu cho 2 thành phố mới khi được thành lập của Hà Nội, dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi đã quy định một số thẩm quyền cụ thể.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thu tiền rác theo khối lượng: Phải được hiểu đúng chuyện 'cân mà không cân'

Thông tin TP.HCM sẽ thu phí tiền rác theo kilogam (kg) đang tạo ra nhiều băn khoăn. Nhiều người đang hiểu chưa đúng tinh thần này nên nghi ngại: tôi không có mặt ở nhà làm sao cân, hoặc lo người khác bỏ rác qua nhà mình…

Thu tiền rác theo khối lượng: Phải được hiểu đúng chuyện 'cân mà không cân'

Tin tức sáng 23-5: Chống ngập hầm chui trước bến xe Miền Đông mới; 17.700 tỉ đồng chậm đóng BHXH

Tin tức đáng chú ý: Lắp camera, vệ sinh toàn bộ hầm chui trước bến xe Miền Đông mới để tránh ngập; Bốn tháng, gần 17.700 tỉ đồng chậm đóng bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp...

Tin tức sáng 23-5: Chống ngập hầm chui trước bến xe Miền Đông mới; 17.700 tỉ đồng chậm đóng BHXH

Thời tiết hôm nay 23-5: Bắc Bộ và Nam Bộ có mưa to đến rất to

Hôm nay 23-5, thời tiết Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Nam Bộ mưa to về chiều, Trung Bộ phía bắc mưa to, phía nam nắng nóng.

Thời tiết hôm nay 23-5: Bắc Bộ và Nam Bộ có mưa to đến rất to

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Liên quan việc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam áp dụng đơn giá nước sạch mới trong tháng 5, giá nước tăng, tỉnh Quảng Nam yêu cầu kiểm tra.

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Nam sinh 20 tuổi ở Hà Nội bị lừa 500 triệu đồng sau khi nhận cuộc gọi video từ kẻ giả danh công an, dọa liên quan vụ án ma túy, đọc lệnh bắt online.

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Tổng Bí thư: Không để tình trạng cán bộ mới bổ nhiệm lại bị kỷ luật, xử lý hình sự

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu không để xảy ra tình trạng cán bộ vừa mới bổ nhiệm lại bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tổng Bí thư: Không để tình trạng cán bộ mới bổ nhiệm lại bị kỷ luật, xử lý hình sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar