14/07/2024 09:45 GMT+7

Cát biển lên bờ, bắt đầu đắp đường cao tốc

Những chuyến sà lan chở cát biển đầu tiên trong đợt mở rộng thí điểm sử dụng cát biển thi công trên dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông đã về đến công trường. Khó khăn về nguồn cát san lấp đang dần được giải quyết.

Đoạn cao tốc huyện Thới Bình (Cà Mau) đang được bơm cát biển, tập trung nhân lực thi công để bù đắp tiến độ bị chậm do thiếu cát - Ảnh: THANH HUYỀN

Đoạn cao tốc huyện Thới Bình (Cà Mau) đang được bơm cát biển, tập trung nhân lực thi công để bù đắp tiến độ bị chậm do thiếu cát - Ảnh: THANH HUYỀN

Để gỡ khó cho vấn đề thiếu cát, mới đây Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã có buổi làm việc với các địa phương và các bộ ngành để tháo gỡ các vướng mắc, bảo đảm đầy đủ nguồn vật liệu phục vụ thi công các dự án hoàn thành tiến độ.

Cát biển lên bờ

Sau hơn nửa tháng làm việc của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, mẻ cát biển đầu tiên đã về đến công trường. Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ GTVT) phối hợp với UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức khởi công khai thác mỏ cát biển trên vùng biển Sóc Trăng để làm vật liệu thi công dự án cao tốc.

Đây là mỏ cát biển đầu tiên được đưa vào khai thác để phục vụ thi công đường cao tốc ở phía Nam.

Nhà thầu được giao khai thác cát biển là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kỹ thuật VNCN E&C. Đơn vị này được giao khai thác cát biển cung cấp cho dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 (dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau).

Địa điểm biển được khai thác tại tiểu khu B1.1 thuộc khu B1 vùng biển tỉnh Sóc Trăng, cách cảng cá Trần Đề (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) khoảng 40km.

Phương pháp và thiết bị khai thác cát biển tại khu B1 tỉnh Sóc Trăng bằng cách sử dụng tàu xén thổi tự hành công suất nhỏ hơn hoặc bằng 100.000m3/ngày. Theo Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kỹ thuật VNCN E&C, đơn vị sử dụng phương pháp khai thác bằng cách cho các vòi hút của các tàu rùa chạy dài trên mặt cát dưới đáy biển.

Việc khai thác này được dàn trải không tạo hố sâu nên không dẫn đến việc xói lở. Sau đó, vận chuyển bằng sà lan tải trọng 2.000 - 3.000m3 vào khu vực tập kết. Khu vực biển được phép sử dụng có diện tích gần 100ha được giới hạn bởi bốn điểm góc có tọa độ cụ thể.

Độ sâu được phép sử dụng đến 7,5m, độ cao được phép sử dụng đến 5m tính từ mặt nước biển. Thời hạn được giao khu vực biển kể từ khi quyết định giao khu vực biển này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 21-12-2024. Mức thu tiền sử dụng khu vực biển là 7.300.000 đồng/ha/năm.

Ông Ngô Thái Chân, giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, cho biết: "Nhu cầu cát san lấp nền cao tốc đang rất bức thiết nên Sóc Trăng đã làm tất cả để hoàn tất thủ tục một cách nhanh nhất.

Do vậy sau khi xong thủ tục, nhà thầu đã khai thác cát ngay, sớm đưa cát biển đến công trường, đẩy nhanh tiến độ theo kế hoạch".

Bơm cát biển từ sà lan vào dự án cao tốc đoạn tỉnh Cà Mau - Ảnh: TH.HUYỀN

Bơm cát biển từ sà lan vào dự án cao tốc đoạn tỉnh Cà Mau - Ảnh: TH.HUYỀN

Có cát quá vui!

Ông Đỗ Minh Châu, đại diện Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kỹ thuật VNCN E&C, cho biết với 6 triệu m3 cát đơn vị sẽ thi công trong sáu tháng. Công suất đăng ký từ 35.000 - 50.000m3/ngày được tính toán từ nhu cầu, tiến độ cấp cát về các dự án.

"Chúng tôi chỉ thực hiện khai thác khoáng sản trong thời gian từ 7h - 17h hằng ngày, không khai thác vào ban đêm", ông Châu nói thêm.

Ngay sau ngày khởi công mỏ cát biển, phóng viên Tuổi Trẻ đã có chuyến khảo sát dọc theo dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông, dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà Mau.

Ông Phạm Văn Dự, giám đốc Ban điều hành XL02 (đoạn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau), cho biết khi nghe thông tin các sà lan chở cát biển đang làm thủ tục ngoài cửa sông, đang chuẩn bị về, ông và các anh em công trình đều phấn khởi. Tất cả đang đợi từng ngày, nếu có cát cặp bến là triển khai bơm lên công trình liền.

"Phần công trình của tôi cần khoảng 1 triệu m3 cho 9km đường, giờ mới có được khoảng 300.000 khối, còn thiếu khoảng 700.000 khối. Hiện tại phần cầu chúng tôi đã ưu tiên làm trước và giờ đã ổn, chỉ còn đợi cát tăng cường là chúng tôi đẩy nhanh tiến độ thực hiện để bù đắp lại phần bị chậm", ông Dự thông tin.

Tương tự, anh Nguyễn Duy Cường, quản lý công trình đường cao tốc Bắc - Nam (đoạn huyện Thới Bình), cũng hồ hởi: "Nghe nói vài bữa nữa sẽ có cát biển, chúng tôi rất vui và đang đợi để đẩy nhanh tiến độ san lấp".

Ông Lý Minh Tài, đội bơm cát tuyến cao tốc đoạn qua tỉnh Cà Mau, cũng bộc bạch hy vọng cát biển về nhiều trong thời gian tới để anh em có nhiều việc hơn để làm. "Nếu cát về nhiều thì nhân công sẽ được chia ca ra làm, tuy cực nhưng vui vì có thêm tiền và tiến độ công trình được đẩy nhanh, cao tốc được hoàn thiện sớm", ông Tài phấn khởi nói.

Trên sà lan vận chuyển cát biển

Trên sà lan vận chuyển cát biển

Hải trình đưa cát đến chân công trình

Sáng 10-7, sau 24 giờ lênh đênh trên biển, tài công Kiều Quốc Thanh đã điều khiển sà lan chở hơn 600m3 cát biển đầu tiên cặp bờ tại huyện Thới Bình.

"Sà lan tôi chạy từ Cần Thơ ra Trần Đề là được tiếp cận lấy cát liền, tuy nhiên sau đó phải neo bảy ngày để đợi giấy phép mới xuất bến chạy về Cà Mau. Tôi chở theo khoảng 600m3 cát biển đi theo đường sông Hậu về Cần Thơ rồi qua Vị Thanh, sau đó tiếp tục về ngã Ba Đình và đi theo sông Trắc Băng về huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau", anh Thanh kể về hải trình của mình.

Anh cũng cho biết thêm ngoài cửa biển, lúc lên cát sóng gió nhiều nhưng khi vào sông thì chạy êm. Mặc dù đi xa, cực nhưng chuyến này chạy thấy thoải mái, thấy có ý nghĩa vì góp phần xây đường cao tốc cho dân đi lại.

Chuyến hải trình gần 100km tốn hơn 800 lít dầu, cả hai vợ chồng anh Thanh đều mệt bơ phờ nhưng cả hai vẫn tươi cười vì "mình đã góp được chút công sức xây đường cho quê hương mình", như lời vợ của anh Thanh nói. Vợ của anh Thanh, chị Nguyễn Thị Hoa, cũng đi chung trên chuyến sà lan chở cát biển cặp bờ đầu tiên.

Chị Hoa chia sẻ: "Do ý thức được đường cao tốc là công trình trọng điểm quốc gia nên tôi cùng chồng luôn tập trung an toàn nhất cho chuyến chở cát này để cung cấp kịp thời cho công trình. Nhiều lúc tôi thấy ông xã chạy sáng đêm mệt nên nói ổng ngủ một xíu cho khỏe rồi tiếp tục lên đường nhưng ổng không chịu. Ổng nói người ta đang cần gấp thì mình cũng cố gắng nhanh nhất có thể, vậy là tôi cùng thức sáng đêm với ổng luôn".

Nhiều đơn vị đăng ký sử dụng cát biển

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng một số địa phương tại khu vực ĐBSCL, nhu cầu cát san lấp, đắp nền đường cho 5 dự án giao thông trọng điểm phía Nam khoảng 65 triệu m3. Trong đó, các tuyến cao tốc: Cần Thơ - Cà Mau hiện còn thiếu khoảng 9,7 triệu m3;

Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng thiếu hơn 10,5 triệu m3; đường vành đai 3 TP.HCM thiếu 8,6 triệu m3; An Hữu - Cao Lãnh thiếu 0,95 triệu m3; đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận thiếu 1,8 triệu m3...

Theo UBND tỉnh Sóc Trăng, đến nay các địa phương, chủ đầu tư đã đăng ký sử dụng với tổng nhu cầu hơn 24,4 triệu m3 cát biển. Trong đó, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận 6 triệu m3, Ban quản lý dự án 85 hơn 5,3 triệu m3, Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả 4,32 triệu m3, Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh 600.000m3...

Mở rộng thí điểm san lấp bằng cát biển

Dự kiến Bộ GTVT sẽ mở rộng phạm vi thí điểm đắp nền bằng cát biển trên tuyến chính cao tốc Bắc - Nam phía đông.

Cụ thể việc thí điểm được thực hiện từ km81+000 đến hết phạm vi tuyến chính (km126+223), thuộc địa bàn huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu; huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang và huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

Ngoài ra cát biển còn được sử dụng trên đoạn nối Cà Mau từ km6+522 đến km16+510, thuộc địa bàn các huyện Thới Bình, Trần Văn Thời và Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Khai thác cát biển, lợi đôi ba đường

Cát biển đã được bơm lên để đắp nền đường cao tốc - Ảnh: T.H.

Cát biển đã được bơm lên để đắp nền đường cao tốc - Ảnh: T.H.

Tại buổi khởi công khai thác mỏ cát biển đầu tiên, ông Trần Văn Thi, giám đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ GTVT), thông tin khu vực ĐBSCL hiện nay đang triển khai thi công các dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, An Hữu - Cao Lãnh và một số dự án trọng điểm khác với tổng nhu cầu nguồn vật liệu cát đắp khoảng 50 triệu m3.

Ông Thi cho rằng việc mở rộng thí điểm thi công san lấp cát biển trên dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Đây là cơ sở để Bộ GTVT và các địa phương đánh giá, mở rộng phạm vi sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường đối với các dự án đường cao tốc được triển khai trong khu vực hiện tại và tương lai.

Nguồn cát biển hiện nay theo khảo sát là rất lớn. Chỉ tính riêng vùng biển Sóc Trăng có hàng trăm triệu mét khối đã được khảo sát, khoanh vùng.

Còn theo ông Ngô Thái Chân - giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã khoanh định được thân cát biển tại khu B1 tỉnh Sóc Trăng có diện tích 160,3km2. Tài nguyên khoáng sản cát biển làm vật liệu san lấp đạt 680 triệu m3, phân bố tại khu vực biển độ sâu 2 - 5m, cách bờ (cửa Định An tính đến điểm gần nhất) 20km, có điều kiện khai thác khả thi. Độ sâu khai thác từ 3 - 4m.

"Với kết quả thí điểm sử dụng cát biển đáp ứng tiêu chuẩn đối với vật liệu thi công nền đường và tương tự cát sông là một tin rất vui. Cát biển được khai thác, chắc chắn tiến độ thi công cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn Cần Thơ - Cà Mau sẽ được đẩy nhanh. Việc khai thác cát biển vừa có nguồn thu cho ngân sách, vừa khơi thông luồng lạch, lợi cả đôi đường", ông Chân chia sẻ niềm vui.

Nói thêm về việc khai thác cát biển, ông Trần Văn Lâu, chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho hay tỉnh này sẵn sàng chia sẻ và tạo điều kiện hết mức nhằm hỗ trợ các địa phương, đơn vị khai thác cát biển để thi công các công trình giao thông trọng điểm theo cơ chế đặc thù của Quốc hội.

Tuy nhiên khi khai thác, các đơn vị cần có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, pháp luật về khoáng sản, pháp luật về thủy sản. Đặc biệt không làm ảnh hưởng đến việc khai thác, vận hành, an toàn của các công trình, thiết bị trên biển đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện tại khu vực.

Sóc Trăng khai thác mỏ cát đầu tiên trên sông Hậu dùng cho cao tốc

Tổng trữ lượng cát được khai thác trên 1,1 triệu m3, phục vụ thi công dự án thành phần 4 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những cán bộ, công chức nào được nhận thêm 5 triệu/tháng từ ngày 15-8?

Từ ngày 15-8, ngoài tiền lương có hai nhóm cán bộ, công chức làm công tác chuyên trách sẽ được nhận hỗ trợ thêm 5 triệu đồng/tháng.

Những cán bộ, công chức nào được nhận thêm 5 triệu/tháng từ ngày 15-8?

Xem bản đồ số 94 xã phường, đặc khu ở Đà Nẵng với nơi làm thủ tục hành chính

Người dân có thể xem bản đồ ranh giới hành chính và địa chỉ trụ sở trung tâm phục vụ hành chính công phường, xã, đặc khu mới hình thành ở Đà Nẵng trên bản đồ số một cách dễ dàng.

Xem bản đồ số 94 xã phường, đặc khu ở Đà Nẵng với nơi làm thủ tục hành chính

Đồng Tháp thành lập 12 cơ quan chuyên môn với hơn 1.890 biên chế

Sáng 2-7, Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất thông qua nhiều nghị quyết quan trọng.

Đồng Tháp thành lập 12 cơ quan chuyên môn với hơn 1.890 biên chế

Lãnh đạo 102 xã, phường mới tại tỉnh Đắk Lắk

Sau hợp nhất với tỉnh Phú Yên, tỉnh Đắk Lắk có 102 xã, phường trải dài từ rừng xuống biển. Lãnh đạo chủ chốt của những địa phương này là ai?

Lãnh đạo 102 xã, phường mới tại tỉnh Đắk Lắk

Nước sông Hồng chảy xiết, tạm dừng vận hành phà quân sự ở Phong Châu

Sông Hồng đoạn qua khu vực cầu Phong Châu chảy xiết, Lữ đoàn Công binh 249 tạm dừng phục vụ người dân qua sông bằng phà quân sự.

Nước sông Hồng chảy xiết, tạm dừng vận hành phà quân sự ở Phong Châu

Nữ giám đốc bán thảo dược giả, từng làm dự án 'ma'

Ngày 2-7, liên quan vụ án sản xuất mỹ phẩm, thảo dược giả vừa bị phát hiện ở Đắk Lắk, cơ quan chức năng cho biết nữ giám đốc công ty này từng làm dự án 'ma' 300 căn biệt thự.

Nữ giám đốc bán thảo dược giả, từng làm dự án 'ma'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar