10/10/2016 11:53 GMT+7

Cascadeur - Kỳ 7: Ngã từ lưng ngựa, thù lao 5 USD

D. KIM THOA (tổng hợp)
D. KIM THOA (tổng hợp)

TTO - "Anh có thể ngã xuống từ lưng ngựa không?" là câu hỏi phổ biến thuở sơ khai nghề đóng thế tại Hollywood. Nhiều người liều mạng giơ tay xung phong làm liền vì nghĩ tới khoản thù lao 5 USD hơn là chuyện có thể ngã gãy cổ và tàn phế suốt đời.

Một cảnh trong phim Người nhện 2 do diễn viên đóng thế đảm nhiệm - Ảnh: Sony
Trở thành một diễn viên đóng thế (cascadeur) là một công việc đòi hỏi những tố chất đặc thù cả về thể chất lẫn tinh thần. Họ phải đối mặt với vô vàn tình huống khó khăn, đối mặt với nguy cơ thiệt mạng hoặc tàn phế trong lúc tham gia biểu diễn.

Thuở sơ khai nghề đóng thế

Theo Movietime trong 120 năm phát triển của điện ảnh, vai trò của các diễn viên đóng thế liên tục có những bước tiến song hành. Nhớ lại những buổi đầu ở các studio mới mở của Hollywood, luôn có cảnh một dãy các ứng viên vốn không hề trải qua lớp lang đào tạo nào xếp hàng chầu chực bên ngoài tìm cơ hội việc làm.

Một trợ lý đạo diễn sẽ ra ngoài, lựa chọn các diễn viên quần chúng, những người đóng thế và tùy theo nhu cầu cụ thể trong ngày mà ê-kíp làm phim tuyển lựa các ứng viên.

"Anh có thể ngã xuống từ lưng ngựa không?" là câu hỏi rất phổ biến vào thời điểm ấy. Những cánh tay nhất loạt giơ lên khi rất nhiều người trong đó nghĩ nhiều tới khoản thù lao 5 USD hơn là sự an toàn của bản thân.

Ở thời điểm đó, nói một cách nôm na, diễn viên đóng thế là bất cứ ai sẵn sàng tham gia thể hiện một tình huống mạo hiểm trong phim.

Không có tổ chức cũng như hoạt động đào tạo nào về nghề này, an toàn cho người đóng thế là yếu tố được xét tới cuối cùng (hoặc không được đề cập), theo cách như người ta vẫn nói là "safety last".

Và tất nhiên việc có một liên đoàn nghề nghiệp mang tính bảo hộ cho người lao động trong lĩnh vực này lại là chuyện càng xa vời!

Tuy nhiên cho tới hôm nay nghề đóng thế trở thành một nghệ thuật biểu diễn tinh vi, phức tạp hơn rất nhiều. Cùng với đó các diễn viên đóng thế cũng phải đối mặt với những nguy hiểm thực sự nghiêm trọng hơn.

Không khó hiểu vì sao cascadeur được xếp hạng một trong những nghề nguy hiểm nhất của Hollywood.

Một cảnh phim khác trong Người nhện 2 do diễn viên đóng thế đảm nhiệm - Ảnh: Sony

Khắc nghiệt cả thể chất, tinh thần

Các diễn viên đóng thế bây giờ không chỉ là những diễn viên thực sự vững vàng về nghề mà còn phải có sức khỏe và độ dẻo dai tầm cỡ của các vận động viên đẳng cấp thế giới.

Họ phải nắm bắt được nhân vật nhập vai, biết cách kể một câu chuyện qua diễn xuất và phải giữ an toàn cho mọi người.

Rất nhiều người lầm tưởng những người dấn thân vào nghề cascadeur thường là những người có lá gan "con cóc", không biết sợ là gì, dồi dào lượng adrenaline (một loại hormone được sản xuất ra bởi cơ thể khi bạn sợ hãi, tức giận hay thích thú, làm cho nhịp tim đập nhanh hơn) và thuở nhỏ chắc leo trèo, nhảy nhót cũng dữ lắm.

Theo trang mạng Mentalfloss, quả đúng là phần đông cascadeur là những người giống Grant Koo (một diễn viên đóng thế nổi tiếng trong phim trong phim Transformers: Kỷ nguyên hủy diệt - 2014) và phim truyền hình The Blacklist, đã học võ karate từ năm lên 7, lên 8.

Nhưng cũng có không hiếm những người giống nữ cascadeur Vera Lam hành nghề tại New York. Chị chia sẻ: "Lúc nhỏ bố mẹ chẳng bao giờ cho tôi và em trai chơi thể thao vì họ sợ chúng tôi bị gãy tay".

Nữ cascadeur Jennifer Lamb, người từng là điều phối viên cascadeur cho 10 bộ phim của anh em đạoi diễn nhà Coen và một số dự án lớn khác, kể chị từng kinh qua việc buộc mắt cá chân vào một quả khinh khí cầu và treo mình xuống, nhảy ra khỏi tòa nhà cao 18 tầng đang cháy, bị kéo lê phía sau ô tô và lao một chiếc ô tô Ford Model T xuyên qua một nhà kho.

Những trải nghiệm đó, thành thực mà nói, hầu như tất cả mọi người đều không muốn mình phải trải qua trong đời.

Việc thoăn thoắt di chuyển hay ngã nhào ở một số vị trí nào đó có thể là đơn giản, nhưng việc cascadeur phải ngã xuống từ tòa nhà 100 tầng lại là chuyện khác. Cú ngã "đơn giản" đó nếu không được thực hiện đúng cách không những có thể gây tổn thương cho bản thân diễn viên mà còn có thể làm bị thương các diễn viên khác trong cùng cảnh quay hoặc bất cứ ai khác của đoàn phim.

Để giữ được việc làm của một cascadeur, những người làm việc này luôn phải đảm bảo duy trì các kỹ năng biểu diễn và sức khỏe thể chất. Đương nhiên họ phải tập thể thao, ăn uống đúng cách và có một khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý để hồi phục sau các cảnh quay.

Một vấn đề cực kỳ quan trọng với các diễn viên đóng thế là họ cần phải có đủ thời gian cần thiết để nghỉ ngơi và phục hồi những mệt mỏi, thương tổn của công việc.

Như đã nói, người đóng thế không chỉ chịu trách nhiệm về sự an toàn của mình mà còn của những người khác nữa.

Một cascadeur treo mình vào chiếc xe Jeep do một trực thăng nâng lên trong một đoạn quảng cáo cho phim trường Universal Studios - Ảnh: Getty Images

Tuổi nghề không dài

Dù là những người được gọi là "anh hùng giấu mặt" nhưng trên thực tế diễn viên đóng thế cũng phải chịu áp lực lớn chẳng khác gì so với các diễn viên Hollywood khác về ngoại hình.

Thậm chí có thể nói không quá, nếu anh muốn trở thành diễn viên đóng thế thì yếu tố đầu tiên quyết định việc anh có nhận được việc hay không chính là ngoại hình.

Khi một người trưởng nhóm diễn viên đóng thế nhận được hợp đồng trong một bộ phim, việc đầu tiên là anh ta sẽ cân nhắc xem diễn viên nào trong nhóm của mình có ngoại hình phù hợp. Sau đó anh ta mới so sánh tới khả năng thực hiện các cảnh mạo hiểm của những người thỏa mãn về yếu tố ngoại hình này và chọn ra người tối ưu hơn cả.

Cũng giống như các vận động viên chuyên nghiệp, diễn viên đóng thế có thời gian tuổi nghề rất hẹp. Nhìn chung vào độ tuổi 45 trở đi, nếu họ không chuyển sang làm trưởng nhóm (hay còn gọi là một người điều phối diễn viên đóng thế), sự nghiệp của họ tất yếu sẽ dần tàn lụi và họ buộc phải tự rút lui khỏi lĩnh vực này.

Hậu trường một số cảnh quay trong bộ phim Fast and Furious 7 với những tình huống mạo hiểm cần có sự tham gia của các cascadeur - Nguồn: Youtube/ScreenSlam

Câu chuyện diễn viên Davis, 64 tuổi, năm 2015 khởi kiện hãng phim Sony vì phân biệt đối xử với ông do vấn đề tuổi tác khi tham gia đóng thế trong bộ phim Người nhện 2 (The Amazing Spider-Man 2) là một minh chứng cho thấy bất kể trong quá khứ có lẫy lừng bao nhiêu thì các cascadeur vẫn đối diện nguy cơ phải "rời cuộc chơi" nếu không muốn bị xử ép so với các đồng nghiệp đàn em.

Ngay cả khi cascadeur kỳ cựu trở thành trưởng nhóm rồi thì áp lực cạnh tranh trong nghề này cũng rất lớn. Không phải ai cũng được như Spiro Raxatos, người điều hành một nhóm cascadeur giành được hợp đồng tham gia liên tiếp loạt phim đình đám Fast & Furious 5, 6 và 7.

Nhìn chung với các cascadeur gạo cội của Hollywood, thường thì họ dốc hết sức khi còn trẻ và sau đó khi tuổi già lấp ló, họ tìm mua một ngôi nhà cách rất xa "thành phố thiên thần" Los Angeles để an dưỡng, nghỉ ngơi và hoài nhớ về những khoảnh khắc tuyệt vời họ từng cống hiến cho khán giả trong vô danh.

>>Cascadeur - Kỳ 6: "Còn thời cưỡi ngựa bắn cung, hết thời xuống ngựa lượm dây thun bắn ruồi"

D. KIM THOA (tổng hợp)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đọc sách trên bãi biển, ảo vọng giữa mùa hè hay cách đơn giản để tìm lại chính mình?

Trong mùa hè rực nắng, nhiều người lựa chọn bãi biển là nơi để xả căng thẳng sau những giây phút làm việc cật lực. Cụm từ 'beach read' nổi lên trong giới xuất bản Anh và Mỹ, mô tả một thể loại sách đọc để thư giãn trong kỳ nghỉ.

Đọc sách trên bãi biển, ảo vọng giữa mùa hè hay cách đơn giản để tìm lại chính mình?

Giải mã hoóc môn dopamine, liều thuốc cho những con nghiện 'ma túy kỹ thuật số'

'Có lẽ ai cũng từng trải qua khoảnh khắc muốn ăn thêm một thanh sô cô la hay muốn một cuốn sách, bộ phim hoặc trò chơi thú vị nào đó kéo dài mãi mãi. Thời khắc đó chính là khi cán cân lạc thú - nỗi đau trong não đang nghiêng về phía nỗi đau'.

Giải mã hoóc môn dopamine, liều thuốc cho những con nghiện 'ma túy kỹ thuật số'

Nguyễn Như Đức và chuyến ‘mang mẹ về với đất mẹ’

Sau 11 năm người con Hà Nội Nguyễn Như Đức (Đức Bẹt) phiêu bạt tới Hội An, làm đủ nghề mưu sinh để nuôi đam mê hội họa, bất ngờ ‘‘mang mẹ về đất mẹ’ bằng triển lãm ‘Đất Mẹ’.

Nguyễn Như Đức và chuyến ‘mang mẹ về với đất mẹ’

Bài báo cũ nhắc chuyện Lệ Thủy đoạt giải Thanh Tâm chỉ bằng vai phụ

Ca sĩ Dương Đình Trí, con trai nghệ sĩ Lệ Thủy, đăng lại tư liệu về bài báo cũ nhắc đến việc Lệ Thủy đã từng đoạt giải Thanh Tâm chỉ bằng vai nữ phụ. Điều đó chứng tỏ, trên sàn diễn vai lớn nhỏ không là yếu tố quyết định tất cả.

Bài báo cũ nhắc chuyện Lệ Thủy đoạt giải Thanh Tâm chỉ bằng vai phụ

Diễn viên Hong Kong Châu Thông qua đời ở tuổi 92 vì viêm phổi

Ngày 4-7, cựu diễn viên TVB Châu Thông - người thường thủ vai người ông hiền lành trong nhiều phim nổi tiếng - qua đời vì viêm phổi, hưởng thọ 92 tuổi.

Diễn viên Hong Kong Châu Thông qua đời ở tuổi 92 vì viêm phổi

Thoại Mỹ bay từ Mỹ về diễn cùng Huỳnh Long

Đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long sẽ có ba đêm diễn phục vụ miễn phí cho khán giả tại Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu, khu du lịch Bửu Long (Đồng Nai). Nghệ sĩ Thoại Mỹ sẽ hát tăng cường trong vở Tân mai trắng se duyên.

Thoại Mỹ bay từ Mỹ về diễn cùng Huỳnh Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar