09/09/2016 16:48 GMT+7

Cascadeur - Kỳ 2: Mưu sinh phải trả bằng máu

ĐỖ TRƯỜNG
ĐỖ TRƯỜNG

TTO - Cascadeur Đỗ Hoàng Chiến bị văng người vào tấm kính xe hơi. Kính bể từng mảnh vỡ cắt li ti trên người Chiến. “Đây nè vết sẹo lớn nhất vẫn còn. Một cú nhớ đời luôn” - Chiến chỉ vào một vệt sẹo dài ngoằn lồi trên tay.

Cascadeur hoạt động tại phim trường 

Làm cascadeur ít khi được khán giả biết đến, vì họ là người "ẩn" sau thành công của những ngôi sao hành động được khán giả ca tụng. Ngay cả người được xem là thành danh với nghề cũng chỉ “nội bộ” trong giới cascadeur, trong giới làm phim, hoặc báo chí biết đến.

Trong bối cảnh phim Việt đang ngày một sản xuất với mật độ nhiều hơn, Tuổi Trẻ Online dành nhiều ngày theo chân các cascadeur ra phim trường, chứng kiến những cảnh "dầu sôi máu lửa" của họ. Chúng tôi lại có dịp lắng nghe cascadeur kể chuyện đời, chuyện nghề, cả chuyện "sinh nghề tử nghiệp" nhiều tủi hờn và vẫn còn bị khinh thường.

Những ngày theo các nhóm cascadeur đổ mồ hôi ngoài phim trường, chúng tôi nghe họ chia sẻ và hiều rằng nhiều người trong số họ đến với nghề "nào phải vì hào quang". Họ đến vì mê nghề. Nếu không thực sự mê, cascadeur đã không "sống chết" với cái nghề nguy hiểm và "vô danh" này.

Trong một lần hợp đồng với phim nước ngoài, cascadeur Đỗ Hoàng Chiến phải đóng thế diễn viên chính cảnh tai nạn giao thông. Vì cảnh quay cận nên Chiến không thể mặc bảo hộ. Đổi lại, Chiến chịu khó tập kĩ vai thế thân này.

Nhưng khi bấm máy vẫn không thể lường hết mọi xui rủi, Chiến bị văng người vào tấm kính xe hơi. Kính bể nham nhở, từng mảnh vỡ cắt li ti trên người Chiến. “Đây nè vết sẹo lớn nhất vẫn còn. Một cú nhớ đời luôn” - Chiến chỉ vào một vệt sẹo dài ngoằn lồi trên tay.

Cascadeur Đỗ Hoàng Chiến trong một phim hành động - Ảnh: NVCC

Đó chưa phải là tai nạn nguy hiểm nhất. Nhiều năm trước, Chiến tưởng đâu đã bỏ mạng nơi đất khách quê người. Khi ấy, anh thực hiện quay quảng cáo cho một nhãn hàng nước giải khát.

“Họ yêu cầu tôi phải nhảy qua dãy nhà cao hơn 100 tầng và cách nhau 4m. Trời thì mưa lâm râm, tôi thầm nghĩ nhỡ trợt chân là mình lọt thỏm giữa khoảng cách 2 tòa nhà là đi toi”.

Chiến nhảy thành công. Nhưng sau đó, chân anh bị đứt dây chằng, dập mắt cá chân. Trong bệnh viện, bác sĩ phải gắn mấy con ốc vào khớp gối để cứu chân anh.

Trong lần đóng phim Mỹ nhân kế (đạo diễn Nguyễn Quang Dũng), cascadeur Tuấn Anh đóng thế cho Diễm My 9X cảnh nhân vật Mai Thị bị quăng từ trên núi xuống. Nhắc lại, cascadeur này vẫn rùng mình:

“Tôi vào thế vai, xoắn người trên không trung vài vòng rồi đáp xuống đất. Răng rắc. Chân phải tôi bị bẻ quặp ra phía sau. Do địa hình núi nên không giữ được thăng bằng. Lúc đáp xuống, một chân tôi trên nệm bảo hộ, chân kia lại lọt khe giữa hai tấm nệm nên phải chịu áp lực dồn xuống, thành ra bị lật luôn khớp háng”.

Cascadeur thường phải đóng thế cảnh bay trên không.

Cascadeur Tuấn Anh kể khi anh em đoàn phim đưa anh vào bệnh viện, các bác sĩ ở bệnh viện Cam Ranh ban đầu lắc đầu, bó tay nói "đây là ca khó nhất".

Dù vậy, các bác sĩ vẫn cố gắng tiến hành phẫu thuật và thật may mắn cho Tuấn Anh, kíp bác sĩ nắn được các khớp xương vào liền với nhau. Một tuần sau, Tuấn Anh lại "cà nhắc" ra phim trường, dù chân vẫn băng bó.

Trong phim Siêu nhân X, cascadeur Tuấn Anh vì "cứu" diễn viên Phạm Anh Khoa mà máu me đầy miệng.

Siêu nhân X có cảnh Phạm Anh Khoa bị lực chưởng của một trái banh mà bay lùi về phía sau. Anh em cascadeur vừa kéo dây cho Phạm Anh Khoa vừa dòm chừng xe cộ chạy liên tục ngoài đường.

Nhưng thay vì kéo lùi phía sau, mọi người lỡ tay kéo giật mạnh lên khiến Anh Khoa bay trên không trung và đụng dây điện. Tôi hoảng quá, chạy ra hứng Khoa đáp xuống nhanh kẻo không may bị điện giựt.

Anh Khoa đáp xuống an toàn, còn tôi máu túa đầy miệng vì sợi dây bảo hộ trên người anh Khoa xẹt ngay càm tôi và để lại một vết thương khá sâu”.

Cascadeur Nguyễn Tuấn Anh trong một pha hành động - Ảnh: NVCC

Kỳ thực, với anh em cascadeur, chuyện bầm dập thân thể, lúc thấy băng tay, lúc chân đi cà nhắc cũng là chuyện thường tình.

“Giống như thấm vào máu rồi á, bị thương vậy chứ đứng ngồi không yên. Thấy anh em tập mình ngồi ở nhà sao đặng, cũng lăng xăng lên phim trường coi giúp được gì thì giúp”, một cascadeur - dù đang bị chấn thương chân - cũng vui vẻ tâm sự.

"Nghề cascadeur cực vầy mà vẫn yêu, vẫn tự hào, thế có bao giờ các anh thấy tủi hờn điều gì không?" - chúng tôi hỏi.

"Có chứ, nhiều lắm, như chuyện bị ngôi sao xem thường, bị đạo diễn làm khó, rồi bị cắt lương nữa chứ…" - anh em cascadeur đáp.

>>Cascadeur - Kỳ 1: Đường vào nghề “đỡ đạn cho thiên hạ”

>> Kỳ 3: Lời ru buồn của cascadeur

ĐỖ TRƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar