30/12/2018 10:00 GMT+7

Cấp sinh hoạt phí cũng không thu hút được học sinh giỏi vào sư phạm

ĐẠI LÂM
ĐẠI LÂM

TTO - Học sinh giỏi không theo học các ngành sư phạm không phải vì có được miễn học phí hay vay ưu đãi hay không mà là bởi cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ít ỏi, lương lại không cao

Cấp sinh hoạt phí cũng không thu hút được học sinh giỏi vào sư phạm - Ảnh 1.

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong khu tự học của trường - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Tôi rất đồng tình với quan điểm cần đánh giá nghiêm túc, công bằng và thấu đáo về chính sách học phí, tín dụng đối với sinh viên sư phạm để tránh lãng phí ngân sách theo dự thảo nghị định Chính phủ quy định chính sách tín dụng và hoàn trả khoản vay tín dụng đối với học sinh, sinh viên sư phạm.

Nghe qua thấy có vẻ rất hấp dẫn, sinh viên sư phạm sẽ đủ tài chính để yên tâm học chứ không phải lo lắng vừa học vừa làm thêm kiếm tiền trang trải sinh hoạt phí.

Nhưng, học sinh giỏi không theo học các ngành sư phạm không phải vì lý do có được miễn học phí hay vay ưu đãi hay không mà là bởi cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ít ỏi, lương lại không cao. Cho dù có miễn học phí hay cho vay với lãi suất ưu đãi, những sinh viên nghèo học giỏi vẫn có thể bỏ qua ngành sư phạm nếu nhìn thấy trước viễn cảnh không được sáng sủa cho lắm.

Viễn cảnh đó thế nào? Nhiều cử nhân sư phạm đang thất nghiệp, nhiều giáo viên đang vật lộn với đồng lương hợp đồng và nơm nớp lo lắng không biết ngày nào bị mất việc. 

Thêm nữa, thực tế là hiện nay rất nhiều địa phương đang thừa giáo viên, thậm chí Bộ GD-ĐT dự tính đến năm 2020 toàn quốc sẽ thừa trên 70.000 cử nhân sư phạm. Vì vậy, trong tương lai gần, những sinh viên sư phạm mới ra trường khó có thể xin được công việc dạy học.

Vậy nếu sinh viên sư phạm vay 3,5 triệu đồng/tháng để đi học nhưng sau khi ra trường không xin được công việc trong ngành giáo dục thì món nợ lớn đó lấy gì trả? Nhìn thấy trước cơ hội để không phải trả nợ là rất mong manh như vậy, thử hỏi làm sao học sinh giỏi yên tâm thi vào sư phạm?

Vì vậy, được cấp sinh hoạt phí hay thực chất là vay tín dụng sư phạm sẽ không thể là động lực để người giỏi chọn học ngành sư phạm. Trừ một số ít người giỏi ở những gia đình có truyền thống sư phạm hoặc đặc biệt yêu thích, đam mê với ngành giáo dục, số đông người giỏi còn lại sẽ vẫn không chọn học sư phạm nếu như cơ hội việc làm mờ mịt, chế độ lương, phụ cấp không xứng đáng với công sức bỏ ra.

Nếu lương của giáo viên đủ sống, sinh viên giỏi tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm đúng ngành thì cho dù có tốn học phí, không được vay ưu đãi học sinh vẫn sẽ chọn học sư phạm.

TTO - Theo nhiều chuyên gia, cần xem xét, đánh giá nghiêm túc, công bằng và thấu đáo về chính sách học phí, tín dụng đối với sinh viên sư phạm để tránh lãng phí ngân sách.

ĐẠI LÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar