18/10/2015 16:47 GMT+7

Cứu nạn nhân bị cây sắt hơn 1m đâm xuyên cơ thể

 THÙY DƯƠNG
THÙY DƯƠNG

TTO - Ngày 18-10, theo thông tin từ  Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, bệnh viện này vừa cấp cứu một bệnh nhân bị cây sắt dài hơn 1m đâm xuyên cơ thể.

Các bác sĩ đang phẫu thuật lấy thanh sắt ra cho bệnh nhân - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Đó là anh V. V.T, 49 tuổi, công nhân xây dựng tại một công trường Q. 12. Trước đó, khoảng 11g ngày 17-10, trong lúc đang làm việc anh T, bị trượt ngã từ giàn giáo có độ cao khoảng 3m xuống khu vực để vật liệu gỗ và sắt của công trường.

Trong lúc ngã anh bị thanh sắt tròn có vân xoắn, gỉ sét, dài gần 1,1m, đường kính 2cm đâm xuyên từ mông đến thắt lưng.  Ngay khi nhận  được tin cấp cứu, lãnh đạo bệnh viện chỉ đạo thành lập 3 nhóm để cấp cứu bệnh nhân.

Nhóm một gồm 1 bác sĩ, 2 điều dưỡng và 2 nhân viên hỗ trợ lên xe cấp cứu đến trực tiếp hiện trường chuyển bệnh nhân đến bệnh viện  cấp cứu ngay. Nhóm 2 sẵn sàng tại khoa Cấp cứu  chuẩn bị các xét nghiệm, chụp CT, điện tim… để chuyển bệnh nhân tới phòng mổ trong 10 phút. Nhóm 3 gồm 3 bác sĩ ngoại, một bác sĩ gây mê tiến hành hội chẩn nhanh, 5 điều dưỡng và kỹ thuật viên sẵn sàng tại phòng mổ với các thiết bị đầy đủ để tiến hành phẫu thuật cứu sống bệnh nhân.

Thanh sắt được lấy ra

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Văn Tư - chuyên khoa Cơ xương khớp Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn cho biết: "Nạn nhân được cấp cứu với vết thương xuyên thấu từ mông qua bụng, sâu khoảng 30cm, đường kính hơn 3cm, mất máu nhiều, gãy nát phần xương cánh chậu trên".

Các bác sĩ phẫu thuật loại bỏ phần xương cánh chậu gãy nát để tránh nhiễm trùng, xử lý nhiễm khuẩn các cơ quan nội tạng và mô mềm bị tổn thương và vá lại cơ quan nội tạng bị tổn thương.

Hiện tại, nạn nhân đang được hồi sức tích cực với thiết bị hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn, bài tiết. Các bác sĩ đang điều trị phối hợp kháng sinh liều cao để khống chế nhiễm trùng tối đa và tiếp tục theo dõi sau mổ.

Theo bác sĩ Tư, nạn nhân nếu được cấp cứu trễ hơn sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng như bị sốc do đau đớn, mất máu quá nhiều dễ tử vong, nguy cơ nhiễm trùng cao do cây sắt rỉ sét. Khi nhiễm trùng nạn nhân sẽ để lại nhiều di chứng sau này, khó điều trị.

Khi gặp những trường hợp tương tự, bác sĩ Tư khuyên tuyệt đối không tự ý rút vật gây sát thương ra khỏi cơ thể, giữ nguyên tư thế nạn nhân và nhanh chóng đưa đến cơ quan y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

THÙY DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar