19/05/2025 17:15 GMT+7

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đội chi phí gần 19 tỉ đồng do khan hiếm đá

Thiếu đá xây dựng đang khiến đoạn qua Đắk Lắk của tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đứng trước nguy cơ chậm tiến độ, phát sinh thêm gần 19 tỉ đồng chi phí vận chuyển.

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đội chi phí gần 19 tỉ đồng do khan hiếm đá - Ảnh 1.

Với lượng đá thiếu trầm trọng, dự án thành phần 3 cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột nguy cơ chậm tiến độ - Ảnh: TRUNG TÂN

Ngày 19-5, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk xác nhận đã nhận được văn bản kiến nghị của Sở Nông nghiệp và Môi trường về tình trạng thiếu vật liệu tại dự án thành phần 3 cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đoạn qua tỉnh này.

Thiếu đá nghiêm trọng

Theo đó, gói thầu số 03 (Km101+500 đến Km117+593) do liên danh Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1) và Công ty cổ phần Xây dựng và Lắp máy Trung Nam (Trung Nam E&C) thực hiện đang thiếu nghiêm trọng đá xây dựng. 

Gói này cần khoảng 138.925m³ đá nguyên khai, tương đương gần 120.000m³ đá thành phẩm. Trong đó CC1 cần hơn 105.000m³, Trung Nam E&C hơn 33.000m³.

Nguồn cung đá bị gián đoạn do mỏ Hòa Tiến tại huyện Krông Pắk vẫn chưa thể khai thác, vì vướng thủ tục pháp lý và chậm giải phóng mặt bằng

Các mỏ đá thương mại còn lại có trữ lượng thấp, giá cao, không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

Để kịp tiến độ, các nhà thầu đề xuất dùng đá từ mỏ 6B ở xã Ea Păl, huyện Ea Kar (Đắk Lắk), là mỏ đặc thù đang khai thác phục vụ dự án thành phần 2 (do Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư). Mỏ còn dư khoảng 159.000m³ đá nguyên khai, tương đương 90.000m³ đá thành phẩm, đủ cho gói số 03.

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đội chi phí gần 19 tỉ đồng do khan hiếm đá - Ảnh 2.

CC1 là đơn vị đang thiếu đá trầm trọng, hiện nay đơn vị này đề xuất lấy đá ở dự án thành phần 2 - Ảnh: TRUNG TÂN

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Đắk Lắk, đá tại mỏ 6B đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, có thể khai thác ngay mà không cần thêm thủ tục. Tuy nhiên vì khoảng cách xa hơn nên phát sinh chi phí gần 18,6 tỉ đồng, trong đó CC1 gánh 13,95 tỉ, Trung Nam E&C là 4,66 tỉ đồng.

"Dù vậy các nhà thầu cam kết không làm tăng tổng mức đầu tư. Họ chỉ thanh toán theo đơn giá thấp nhất trong ba mức: dự toán đã duyệt, giá đá tại mỏ Hòa Tiến hoặc mỏ 6B đã tính vận chuyển. Nếu có chênh lệch, nhà thầu tự chịu", lãnh đạo Ban A (Ban Quản lý dự án giao thông và nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk) thông tin.

Ban A cho biết sẽ giám sát chặt chẽ, chỉ thanh toán theo khối lượng thực tế và giá thấp nhất, không để thất thoát ngân sách.

Đang chờ ý kiến điều phối đá tại các dự án thành phần

Cao tốc Khánh Hòa  - Ảnh 3.

Để kịp tiến độ, các nhà thầu đề xuất dùng đá từ mỏ 6B ở xã Ea Păl, huyện Ea Kar, Đắk Lắk - Ảnh: TRUNG TÂN

Để đảm bảo tiến độ hoàn thành 48km cao tốc trước ngày 30-8, các sở ngành của tỉnh đã thống nhất điều phối vật liệu từ mỏ 6B cho gói thầu số 03. Phương án này được đánh giá là có cơ sở pháp lý. 

Mỏ 6B chỉ được sử dụng cho các gói thầu thuộc dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. Ban A chịu trách nhiệm tiếp nhận, giám sát, đảm bảo sử dụng đúng mục đích. Khi đủ khối lượng sẽ báo cáo Sở Nông nghiệp và Môi trường kết thúc điều phối.

UBND tỉnh được đề nghị điều chỉnh văn bản xác nhận số 1177 ngày 7-2-2024, bổ sung nội dung cho phép mỏ 6B cấp đá cho gói thầu số 03. Đồng thời cập nhật tổng trữ lượng khai thác gồm 1.041.075m³ cho dự án thành phần 2 và 138.925m³ cho gói thầu số 03 của thành phần 3. Các nội dung còn lại giữ nguyên.

Cao tốc Khánh Hòa  - Ảnh 4.

Nếu không kịp nguồn cung cấp đá, dự án thành phần 3 cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột sẽ không kịp tiến độ đã cam kết với Thủ tướng - Ảnh: TRUNG TÂN

Việc khai thác và giám sát điều phối vật liệu sẽ do Ban Quản lý dự án 6 (Bộ Xây dựng) chủ trì, phối hợp UBND huyện Ea Kar và các bên liên quan.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Đắk Lắk cũng kiến nghị UBND tỉnh này sớm bổ sung quy hoạch vật liệu xây dựng thông thường, đặc biệt là mỏ đá, nhằm chủ động nguồn cung cho các công trình trọng điểm trong thời gian tới.

Một lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết đã nhận đề xuất điều phối đá từ các nhà thầu, chủ đầu tư và Sở Nông nghiệp và Môi trường. Việc điều phối là cần thiết để đảm bảo tiến độ, song UBND tỉnh đang lấy ý kiến các thành viên để có quyết định thống nhất, chặt chẽ.

Bỏ mỏ gần, lấy mỏ xa có thể lãng phí 76 tỉ đồng ở dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Công an tỉnh Đắk Lắk chỉ ra rằng có thể bị lãng phí hơn 76 tỉ đồng vận chuyển đá làm dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột vì 'bỏ mỏ gần, lấy mỏ xa'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lộ diện vị trí tổ hợp pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - dự án quy mô 10.750 tỉ

Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Phan Thái Bình vừa ký phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất tại dự án tổ hợp công trình Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng.

Lộ diện vị trí tổ hợp pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - dự án quy mô 10.750 tỉ

Gần 1.000 cán bộ có nhu cầu nhà ở công vụ khi đến Cần Thơ làm việc

Gần 1.000 cán bộ ở tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng (cũ) có nhu cầu nhà ở công vụ khi đến TP Cần Thơ làm việc trong giai đoạn 2025-2030.

Gần 1.000 cán bộ có nhu cầu nhà ở công vụ khi đến Cần Thơ làm việc

13 dự án ở bán đảo Sơn Trà: Tập trung đẩy nhanh tháo gỡ vướng mắc

Phó thủ tướng yêu cầu Đà Nẵng chủ động phối hợp với các bộ tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tháo gỡ khó khăn cho 13 dự án bán đảo Sơn Trà.

13 dự án ở bán đảo Sơn Trà: Tập trung đẩy nhanh tháo gỡ vướng mắc

Bạn muốn sống như một người Hobbit, hãy xem căn nhà trị giá 775.000 USD này

Ngôi nhà Hobbit bằng đá granite chứa đầy chi tiết kỳ quặc và được xây dựng thủ công trong suốt bốn năm.

Bạn muốn sống như một người Hobbit, hãy xem căn nhà trị giá 775.000 USD này

Hàng ngàn tỉ đồng thuế đất mỗi năm tiếp tục được miễn, bà con nông dân yên tâm sản xuất

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 216/2025/QH15 của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Hàng ngàn tỉ đồng thuế đất mỗi năm tiếp tục được miễn, bà con nông dân yên tâm sản xuất

34 tỉnh thành phải bắt tay ngay vào kiểm kê đất sau sáp nhập

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi 34 tỉnh, thành phố đề nghị phải tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

34 tỉnh thành phải bắt tay ngay vào kiểm kê đất sau sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar