24/02/2014 08:21 GMT+7

Cảnh giác với nguy cơ lây nhiễm cúm H7N9

LAN ANH
LAN ANH

TT - Ngày 23-2, tại hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành để phòng chống cúm gia cầm lây sang người và triển khai chiến dịch tiêm phòng sởi, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu “giảm khẩu hiệu, hô hào, tăng ý thức, trách nhiệm để chống dịch cúm gia cầm ở người đang ngày càng lan rộng”.

Gà nhập lậu từ Trung Quốc được bày bán công khai tại chợ Giếng Vuông (Lạng Sơn) - Ảnh: Quang Thế chụp ngày 18-2

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết chỉ trong gần hai tháng đầu năm 2014, số gia cầm mắc cúm H5N1 và bị tiêu hủy đã tương đương cả năm 2013, đến nay có 17 tỉnh thành có dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm. Dù có quy định hỗ trợ gia cầm bị cúm H5N1 là 70% giá thị trường, nhưng nhiều địa phương khi công bố dịch vẫn không đồng thời công bố cho người chăn nuôi về chính sách hỗ trợ, khiến tình trạng người nuôi vứt gia cầm chết ra mương máng, các khu vực công cộng dẫn tới nguy cơ lây nhiễm dịch ra các đàn gia cầm khác và lây dịch sang người.

Nhiều chủng cúm cùng xuất hiện

Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại VN Takeshi Kasai nhận định VN nằm trong nhóm nguy cơ cao lây nhiễm cúm gia cầm H7N9 trên gia cầm, do lưu lượng gia cầm nhập lậu từ biên giới Trung Quốc vào nội địa khá cao. VN cũng có nguy cơ nhiễm cúm H7N9 ở người tại các khu vực có đông khách du lịch như Hà Nội, TP.HCM do gần đây có những trường hợp ở Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc) bị lây nhiễm H7N9 khi đi du lịch tại Trung Quốc lục địa.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, đáng chú ý là cùng lúc tại Trung Quốc rất nhiều chủng cúm mới H7N9, H6N1, H10N8 cùng xuất hiện và đều gây bệnh trên người. Trong đó, H7N9 vừa gây bệnh với số lượng lớn trên người vừa gây thiệt hại rất lớn tới công nghiệp chăn nuôi gia cầm ở Trung Quốc. Tính đến nay, H7N9 gây thiệt hại khoảng 26 tỉ USD cho chăn nuôi gia cầm ở Trung Quốc.

Không để xảy ra dịch cúm trên người

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Trần Thị Thái, năm 2013 có đến 30% mẫu gia cầm ở tỉnh có mầm bệnh H5N1, nhưng hiện tỉ lệ này hạ xuống 11%, do có 88% gia cầm của Đồng Tháp được tiêm ngừa cúm. “Khó khăn của chúng tôi là người dân có nhận thức về nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm nhưng lại không chuyển đổi hành vi, vẫn ăn tiết canh, có gia cầm chết thì tiếc không bỏ đi mà mang về chế biến, sử dụng” - bà Thái nói.

Đại diện UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết hiện tỉnh đang duy trì 14 chốt trực 24/24 giờ ngăn chặn gia cầm lậu, nhưng đường biên giới với Trung Quốc dài, nhiều đường mòn, lối mở nên gia cầm lậu vẫn xâm nhập dù có giảm so với trước.

Tại hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam liên tục nhắc các địa phương về trách nhiệm điều phối chống dịch. Ông Đam nhấn mạnh hiện có 9/28 máy đo thân nhiệt đặt tại các cửa khẩu bị hỏng, trong khi giá máy chỉ dưới 1 tỉ đồng/chiếc, chưa có dịch thì địa phương không sửa chữa, bảo dưỡng, không đề xuất mua máy, đến khi có dịch thì cuống lên. Phó thủ tướng yêu cầu các ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế, công thương tăng cường phối hợp, mục tiêu là không để xảy ra dịch H7N9 trên gia cầm, nếu xuất hiện dịch trên gia cầm thì không để xảy ra dịch trên người. Trước đề nghị thành lập Ủy ban quốc gia phòng chống cúm, ông Đam cho biết hiện có hai ban chỉ đạo quốc gia phòng chống cúm ở Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, quan trọng là làm tốt, phối hợp tốt trên cơ sở những ban chỉ đạo hiện có.

Tháng 4-2014 hoàn tất tiêm vét ngừa sởi

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, chiến dịch tiêm vét ngừa sởi sẽ được triển khai trong hai tháng 3 và tháng 4-2014, trong đó các địa phương phải tập trung rà soát các cháu dưới 2 tuổi chưa tiêm sởi hoặc chưa tiêm đủ hai mũi để tiêm vét ngừa dịch. Chiến dịch này phải đảm bảo tiêm đủ cho 200.000 trẻ chưa được tiêm ngừa hoặc tiêm chưa đủ mũi.

Để đảm bảo ngừa dịch tại khu vực miền núi hoặc vùng sâu vùng xa, bà Tiến yêu cầu tái lập các tổ tiêm chủng lưu động. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng yêu cầu bên cạnh tổ tiêm chủng lưu động cần có cán bộ y tế hỗ trợ nếu có trường hợp xảy ra phản ứng sau tiêm ngừa, giảm thiểu tối đa nguy cơ có thể xảy ra với trẻ em.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar