13/02/2014 11:21 GMT+7

Cảnh giác ứng dụng Flappy Bird giả mạo

PHONG VÂN
PHONG VÂN

TTO - Một số ứng dụng lừa đảo đã nhanh chóng "ăn theo" trò chơi đang sốt Flappy Bird, tự gửi tin nhắn chi phí cao khi đã lây nhiễm vào smartphone.

Phóng to
Ứng dụng giả mạo hoàn toàn game Flappy Bird yêu cầu cho phép gửi tin nhắn đến số tổng đài thu phí - Ảnh: CNET

Ngày 10-2, Nguyễn Hà Đông, "cha đẻ" của trò chơi Flappy Bird đã game di động này khỏi hai chợ ứng dụng Apple App Store (iOS) và Google Play (Android). Tuy nhiên, số lượng người muốn tải game này trên thế giới còn rất lớn, do đó, tội phạm mạng nhanh tay tạo ra một số ứng dụng giả mạo Flappy Bird, mang giao diện na ná, tên gọi gần giống với mục đích cài đặt mã độc vào thiết bị nạn nhân.

Ba công ty bảo mật Sophos, Trend Micro và avast đều lên tiếng cảnh báo về mã độc trong ứng dụng giả mạo Flappy Bird cho Android, một khi đã thâm nhập vào smartphone nạn nhân sẽ tự động gửi đến các tổng đài thu phí cao.

Phóng to
Hộp thoại báo game di động giả mạo Flappy Bird yêu cầu gửi tin nhắn đến tổng đài 8777 và 8738 - Ảnh: Trend Micro

Giới bảo mật nhận định sự kiện game di động Flappy Bird tạo được cơn sốt trên thế giới nhưng chủ nhân quyết định gỡ bỏ khỏi chợ ứng dụng đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho giới tội phạm mạng tạo ra mã độc lừa đảo "ăn theo".

Các công ty bảo mật khuyến cáo người dùng không cài đặt các ứng dụng mang tên hoặc tự nhận là "Flappy Bird", đặc biệt cảnh giác trước các liên kết tải tập tin cài đặt "Flappy Bird" chia sẻ từ những diễn đàn, blog hay website không đáng tin cậy. Bên cạnh đó, cũng cần cảnh giác với các ứng dụng có tên gần giống nhằm tránh trở thành nạn nhân của những hóa đơn điện thoại "nhảy vọt" bất ngờ.

Đây không phải là lần đầu tiên các game di động nổi tiếng bị tội phạm mạng khai thác trục lợi. Những tựa game phổ biến như Candy Crush, Angry Birds Space, Temple Run 2 hay Bad Piggies đều là "cần câu" tội phạm mạng dùng để đánh lừa người dùng thiết bị di động bất cẩn.

* Một số lưu ý cơ bản khi cài đặt ứng dụng vào thiết bị di động:

  1. Không tải từ các nguồn bên ngoài không đáng tin cậy, lựa chọn các chợ ứng dụng uy tín: Apple App Store, Google Play.
  2. Không đánh dấu vào "Unknown sources" trong phần Settings - Device Administration trong Android để hạn chế việc cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc.
  3. Tham khảo kỹ các quyền hạn (permissions) mà ứng dụng yêu cầu được cấp phép mỗi khi cài đặt. Trong trường hợp trên, một game di động lại yêu cầu cho phép có thể tự do gửi tin nhắn SMS/MMS là "có vấn đề".
  4. Luôn sử dụng một ứng dụng bảo mật để bảo vệ thiết bị di động trong thời gian thực.
Phóng to
Ứng dụng giả mạo yêu cầu được cấp phép gửi tin nhắn SMS và MMS - Ảnh: Trend Micro

PHONG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Trang web của Trump Mobile đã xóa bỏ thông tin xuất xứ, sau nhiều tranh cãi về việc điện thoại T1 được sản xuất tại Trung Quốc.

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Bạn loay hoay giữa dòng kẹt xe, xem lại thì thấy Google Maps đã báo tắc đường từ mấy phút trước. Làm sao ứng dụng này biết trước tình hình giao thông, lại còn cập nhật gần như tức thì như vậy?

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

AI giờ có thể tự tạo mô hình học máy nhờ AutoML, công nghệ giúp tự động hóa quá trình chọn thuật toán, huấn luyện và điều chỉnh.

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

Chỉ cần truy cập, web đã biết bạn đang dùng thiết bị gì: máy tính hay điện thoại. Bằng cách nào mà nó biết điều đó?

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

Thời gian qua rộ tin CapCut ‘âm thầm’ cập nhật điều khoản sử dụng để giữ lại video, âm thanh và hiệu ứng do người dùng tạo ra, ngay cả khi họ chưa từng chia sẻ.

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?

Chỉ cần bạn vừa gõ vài chữ cái đầu, Google đã hiện ra đúng điều bạn đang định tìm. Làm thế nào mà công cụ tìm kiếm này có thể ‘đọc' được suy nghĩ của bạn?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar