14/07/2021 20:55 GMT+7

Cảnh báo tội phạm gửi email rác tống tiền cá nhân, doanh nghiệp

DANH TRỌNG
DANH TRỌNG

TTO - Kẻ xấu gửi hàng loạt email rác tới hòm thư điện tử của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam với nội dung đe dọa đã chiếm quyền điều khiển máy tính của nạn nhân và đòi tiền chuộc, nếu không sẽ phát tán thông tin trong máy lên mạng.

Cảnh báo tội phạm gửi email rác tống tiền cá nhân, doanh nghiệp - Ảnh 1.

Nội dung email kẻ xấu gửi cho một nạn nhân - Ảnh: Công an cung cấp

Tối 14-7, Phòng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05), Công an TP Hà Nội, cho biết thời gian gần đây đơn vị phát hiện loại tội phạm dùng thủ đoạn gửi thư điện tử (email) để tống tiền.

Theo đó, bằng kỹ thuật giả mạo email, kẻ xấu đã gửi email đến nạn nhân (phần thông tin địa chỉ gửi email trùng với địa chỉ nhận email của nạn nhân) với nội dung cảnh báo máy tính của nạn nhân đã bị hacker chiếm quyền điều khiển và bị hacker thu thập được các thông tin hình ảnh nhạy cảm có trong máy tính và bị quay lén trong camera của máy tính.

Tiếp đó, chúng yêu cầu nạn nhân chuyển một số tiền bằng tiền điện tử (bitcoin) tương đương 25 triệu đồng đến địa chỉ ví 1PVnpPpGfnx46cz8w34rNjoH6CPEM4K9yh... mà nghi phạm yêu cầu, nếu không sẽ chia sẻ thông tin trên lên mạng Internet.

Do lo sợ ảnh hưởng đến công việc, danh dự, uy tín, sợ lộ bí mật riêng tư, nhiều nạn nhân đã chuyển tiền đến các địa chỉ ví trên.

Qua xác minh, PA05 xác định các email trên được gửi từ các máy chủ có địa chỉ IP tại nước ngoài. Lợi dụng sơ hở trong giao thức gửi và nhận email, các nghi phạm sử dụng kỹ thuật giả tạo email với địa chỉ email gửi chính là địa chỉ email của nạn nhân...

Kiểm tra lịch sử giao dịch ví điện tử của nhóm nghi phạm này thông qua website https://www.blockchain.com/ xác định có giao dịch nhận tiền với số tiền tương ứng mà chúng yêu cầu nên có khả năng nhiều nạn nhân đã chấp nhận trả tiền cho nhóm phạm tội.

Trên thực tế, các địa chỉ email của doanh nghiệp, tổ chức được công khai hoặc chia sẻ từ nhiều nguồn trên mạng Internet nên nhóm phạm tội dễ dàng thu thập địa chỉ email rồi gửi email hàng loạt cho những địa chỉ đó để phục vụ mưu đồ.

Cảnh báo tội phạm gửi email rác tống tiền cá nhân, doanh nghiệp - Ảnh 2.

Giao diện trang web chuyển tiền bitcoin - Ảnh: Công an cung cấp

Công an Hà Nội khuyến cáo các cá nhân, cơ quan, tổ chức không sử dụng các phần mềm crack, không rõ nguồn gốc vì có thể bị cài cắm các phần mềm chiếm quyền điều khiển máy tính.

Không cắm các USB, thiết bị lạ vào máy tính mà chưa được kiểm tra an toàn, diệt virus.

Các dữ liệu nhạy cảm nên sử dụng các phần mềm mã hóa dữ liệu và đặt mật khẩu có độ phức tạp. Nên lưu trữ ở nơi an toàn để tránh bị mất, nếu lưu trữ trên dịch vụ đám mây mà nhà cung cấp dịch vụ bị tấn công thì bản thân mình sẽ trở thành nạn nhân.

Trong trường hợp bị kẻ xấu dùng thủ đoạn trên để tống tiền, đề nghị cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp liên hệ, phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra làm rõ, tuyệt đối không nên tự ý chuyển tiền theo yêu cầu.

Mã độc tống tiền tàn phá doanh nghiệp không thua COVID-19

TTO - Chuyên gia an ninh mạng cảnh báo các doanh nghiệp trong nước phải hết sức cẩn trọng với mã độc tống tiền đang hoành hành trên thế giới. Nó có sức tàn phá không kém gì đại dịch COVID-19.

DANH TRỌNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Trợ lý AI hoạt động 24/7 trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng, giúp người dùng tra cứu nhanh các thông tin về đơn vị hành chính mới.

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Thiết bị thông minh ngày càng nhanh, pin vẫn chậm

Công nghệ thay đổi từng ngày, nhưng pin, nguồn cung cấp năng lượng cho các thiết bị, vẫn giậm chân tại chỗ. Từ điện thoại tới kính thực tế ảo, pin có vẻ chưa theo kịp thời đại.

Thiết bị thông minh ngày càng nhanh, pin vẫn chậm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar