14/08/2020 08:04 GMT+7

Căng thẳng Trung - Ấn tiếp diễn

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Tròn 100 ngày kể từ xung đột ở khu vực biên giới đầu tiên ngày 5-5, Ấn Độ và Trung Quốc dường như chưa tìm được tiếng nói chung trong việc xử lý khủng hoảng.

Căng thẳng Trung - Ấn tiếp diễn - Ảnh 1.

Binh sĩ Trung Quốc (trái) đứng cạnh binh sĩ Ấn Độ tại khu vực biên giới - Ảnh: AFP

Báo South China Morning Post ngày 13-8 cho biết vòng đàm phán gần nhất giữa hai bên không có kết quả đột phá nào. Việc chưa giải quyết ổn thỏa xung đột với Ấn Độ đang khiến Trung Quốc gặp nhiều áp lực hơn, đặc biệt ở phương diện kinh tế.

"Đoạn đường dài"

Hôm 8-8, đại diện Trung Quốc và Ấn Độ đã gặp gỡ ở Daulat Beg Oldi, khu vực Đường kiểm soát thực tế (LAC) ở bình nguyên Depsang giữa hai nước. Đây là vòng đàm phán thứ năm, tập trung vào các nỗ lực giải tỏa căng thẳng kể từ lúc vụ đụng độ tại thung lũng Galwan vào tháng 6 làm chết 20 binh sĩ Ấn Độ.

Theo nguồn tin ngoại giao và quân đội tại New Delhi của South China Morning Post, cuộc đàm phán đã ghi nhận rất ít tiến triển, binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ phải chuẩn bị cho "đoạn đường dài" phía trước.

Một nguồn tin quân đội Ấn Độ khẳng định binh sĩ Trung Quốc đã tới "khu vực Ấn Độ tuyên bố chủ quyền và quấy nhiễu việc tuần tra hằng ngày của chúng tôi ở đây".

Theo nguồn tin này, đây là vấn đề đáng lo ngại vì bình nguyên Depsang có ý nghĩa chiến lược đối với Ấn Độ, trong khi một nhà ngoại giao ở New Delhi đoan chắc binh sĩ Trung Quốc sẽ không sớm rời đi. Tình thế này buộc binh sĩ Ấn Độ phải chuẩn bị cho "đoạn đường dài" phía trước, khi mùa đông ở Himalaya sẽ đến từ tháng 9 tới.

Khó khăn trong việc hạ nhiệt căng thẳng Trung - Ấn cũng được thể hiện qua những tuyên bố mới đây của Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Tôn Vệ Đông, khi ông cho rằng tình trạng bế tắc này thực tế "không phải do Trung Quốc".

Bắc Kinh "sẵn sàng" bị tẩy chay

Thái độ cứng rắn của Trung Quốc được tái khẳng định, trong lúc tâm lý bài Trung đang được cho khá phổ biến ở Ấn Độ. Thời gian qua, đặc biệt sau các vụ đụng độ chết chóc ở biên giới, Ấn Độ đã nổi lên phong trào tẩy chay Trung Quốc. Chính phủ Ấn Độ cũng ra lệnh cấm ít nhất 59 ứng dụng di động Trung Quốc, bao gồm TikTok, một trong những tâm điểm trong quan hệ Mỹ - Trung gần đây.

Tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc ngày 13-8 phản ứng với tâm lý bài Trung này, khẳng định Ấn Độ đang tự chuốc lấy rắc rối khi "sao chép chiến thuật đánh đấm của Mỹ" trong cách ứng xử với Bắc Kinh.

Kinh tế có thể là "yết hầu" và là hậu quả tiềm tàng mà Trung Quốc quan tâm nhất khi thực hiện chính sách đối ngoại cứng rắn trong thời gian gần đây. Mặc dù Ấn Độ vẫn cẩn trọng với đối tác thương mại lớn và là thị trường béo bở như Trung Quốc, bản thân New Delhi cũng là một nền kinh tế lớn và có thể gây tác động không nhỏ cho Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh Bắc Kinh gần như "tứ bề thọ địch" do căng thẳng với Mỹ.

Trong tình thế hiện nay, Wall Street Journal (Mỹ) ngày 12-8 phân tích rằng Trung Quốc đang thay đổi chiến lược kinh tế, quay lại với việc thúc đẩy thị trường trong nước để đối phó với các nguy cơ bị tẩy chay ở nước ngoài.

Tờ báo Phố Wall dẫn lại một phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc họp cấp cao hồi tháng 5, trong đó ông Tập đưa ra chiến lược mới mang tên "lưu thông trong nước". Chiến lược này khuyến khích ưu tiên tiêu dùng hàng nội địa, ưu tiên thị trường và công ty trong nước, xem đây là động lực tăng trưởng chính của Trung Quốc.

Các khoản đầu tư và công nghệ từ nước ngoài vốn từng đóng vai trò quan trọng nay sẽ thể hiện nhiều hơn dưới tư cách bổ trợ. Hiện nay, chính sách này được biết vẫn còn khá mơ hồ, nhưng định hướng giảm bớt sự lệ thuộc của Trung Quốc ở thị trường nước ngoài sẽ được bàn kỹ hơn trong cuộc họp 370 quan chức cầm quyền vào tháng 10 tới.

Mỹ vận động "tẩy chay" Trung Quốc

Washington được biết đang vận động các đồng minh và đối tác chung tay chống lại sức ảnh hưởng của Trung Quốc. Tại Cộng hòa Czech, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 12-8 đã có phát biểu đáng chú ý, trong đó khẳng định Trung Quốc đang đặt ra mối đe dọa cho phương Tây thậm chí còn "tệ hơn" so với mối đe dọa từ Liên Xô trong thời Chiến tranh lạnh.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ xóa tài liệu thừa nhận quân Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ

TTO - Hôm 6-8, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã xóa một tài liệu có nội dung thừa nhận binh sĩ Trung Quốc đã xâm phạm một số khu vực thuộc lãnh thổ Ấn Độ ở Ladakh hồi tháng 5.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Ông Elon Musk cáo buộc Nam Phi cấm mạng Internet của Starlink phủ sóng vì ông “không phải người da đen”, trong khi cơ quan địa phương khẳng định chưa từng nhận hồ sơ xin cấp phép của SpaceX.

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Du lịch Nhật Bản 'lao đao' vì lời tiên tri động đất tháng 7

Lời 'tiên tri' trong bộ truyện tranh xuất bản từ năm 1999 về trận động đất sẽ xảy ra vào tháng 7 năm nay đang khiến lượng khách du lịch đến Nhật Bản sụt giảm mạnh.

Du lịch Nhật Bản 'lao đao' vì lời tiên tri động đất tháng 7

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Một video ghi lại cảnh con trăn khổng lồ bơi trong sông Amazon đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội khắp các quốc gia - nhưng thực tế video này được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Mỹ yêu cầu phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại Bộ Quốc phòng

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa ban hành quy định mới, yêu cầu các phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại các tòa nhà thuộc Bộ Quốc phòng, nhằm tăng cường bảo mật thông tin.

Mỹ yêu cầu phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại Bộ Quốc phòng

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Theo thỏa thuận, Boeing sẽ nộp phạt 1,1 tỉ USD để đổi lấy việc DOJ hủy bỏ cáo buộc hình sự đối với hãng.

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào

Truyền thông Trung Quốc phản ứng mạnh sau lệnh cấm tuyển sinh quốc tế với Harvard, khi sinh viên Trung Quốc là nhóm du học sinh đông nhất tại trường này.

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar