30/06/2019 09:19 GMT+7

Canada nhận 69 container rác bị Philippines trả lại

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Hàng tấn rác phế liệu từ Canada bị Philippines kiên quyết từ chối trong gần 6 năm qua cuối cùng đã cập cảng gần Vancouver, Canada. Phóng viên Hãng tin AFP chứng kiến tại hiện trường.

Canada nhận 69 container rác bị Philippines trả lại - Ảnh 1.

Tàu MV Bavaria (bên phải) do Canada thuê chở 69 container rác về cho “chính chủ” tại cảng Subic trong vịnh Subic, bắc Manila ngày 30-5-2019 - Ảnh: AFP

Mệt mỏi vì bị trở thành bãi rác của thế giới, nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Philippines đã trả rác lại cho các nước phát triển. Chiếc tàu chở 69 container rác cập cảng ngày 29-6 một cách suôn sẻ. 

Ngành chức năng địa phương cho biết số rác này sẽ được đốt tại một cơ sở xử lý lấy năng lượng từ rác. 

Các container trên được chở sang Philippines trong giai đoạn năm 2013-2014 và được dán nhãn là nhựa tái chế. 

Tuy nhiên, đây chỉ là mánh qua mắt cơ quan chức năng. Bên trong các container là giấy, túi nhựa, đồ điện tử, rác thải gia đình, rác thải nhà bếp và tã trẻ em. Theo luật, Philippines cấm nhập rác nhựa lẫn với rác sinh hoạt. 

Một số container đã được xử lý ở Philippines nhưng số còn lại - 69 container nằm tại cảng trong nhiều năm, đã trở thành vấn đề ảnh hưởng nặng nề đến quan hệ ngoại giao hai nước. 

Đến tháng 4-2919, Tổng thống Philippine Rodrigo Duterte mạnh miệng tuyên bố cương quyết với Canada nếu nước này không chịu mang rác của mình trở về.

Từ tháng 11-2016, Canada đã sửa các quy định về xử lý chất thải để ngăn chặn các sự cố tương tự như đã xảy ra ở Philippines. 

Bà Jenn Gearey - người phát ngôn của Bộ Môi trường Canada, cho biết hiện nay các nhà xuất khẩu phế liệu ở Canada nếu muốn có giấy phép xuất khẩu chất thải nguy hại phải có văn bản đồng ý của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có cách để luồn lách. 

Tháng 5-2019, nhà chức trách Malaysia chỉ trích Canada vì một công ty tư nhân đã xuất khẩu các container chứa túi nhựa bẩn của một chuỗi cửa hàng thực phẩm lớn ở Canada đến Kuala Lumpur. 

Các nhà môi trường đang vận động và đấu tranh để các nước phát triển ngừng xuất khẩu rác ra nước ngoài và tăng cường xử lý chúng tại địa phương.

Trên toàn cầu, sự quan tâm về ô nhiễm nhựa đang lan rộng với hình ảnh các dòng sông ô nhiễm nặng nề và bị tắc nghẽn ở bởi rác, ngày càng nhiều sinh vật biển chết mà trong dạ dày chúng chứa đầy rác thải.

HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Sinh nhật ông Trump trùng ngày lục quân Mỹ, có diễu binh và xe tăng M1 Abrams

Mỹ sẽ tổ chức diễu binh vào ngày 14-6 tới để kỷ niệm 250 năm thành lập lục quân Mỹ và sinh nhật của Tổng thống Donald Trump.

Sinh nhật ông Trump trùng ngày lục quân Mỹ, có diễu binh và xe tăng M1 Abrams

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?

Cuộc đua phát triển robot hình người đang diễn ra sôi động, với Trung Quốc dẫn đầu, nhằm giải quyết vấn đề suy giảm dân số và tăng năng suất lao động, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho thị trường việc làm toàn cầu.

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?

Bắc Kinh cho đăng ký kết hôn ở công viên, chùa... dân không còn phải về quê

Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) triển khai chính sách mới nhằm cụ thể hóa phương châm "để dữ liệu chạy nhiều hơn, người dân đi lại ít hơn" với hệ thống đăng ký kết hôn toàn quốc không giới hạn hộ khẩu.

Bắc Kinh cho đăng ký kết hôn ở công viên, chùa... dân không còn phải về quê

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

COVID-19 gia tăng nhưng dễ phòng, không cần hoảng loạn

Từ ngày 1-1 đến 14-5, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 71.067 ca mắc COVID-19, trong đó có 19 ca tử vong. Số ca bệnh tăng nhanh từ sau kỳ nghỉ Tết Songkran giữa tháng 4.

COVID-19 gia tăng nhưng dễ phòng, không cần hoảng loạn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar