22/09/2005 06:03 GMT+7

Cần tư duy mới và công nghệ đào tạo mới

THANH HÀ thực hiện
THANH HÀ thực hiện

TT - Từng giữ chức vụ trưởng Vụ Đại học (Bộ GD-ĐT), hiện là nghiên cứu viên cao cấp của ĐH Quốc gia Hà Nội, GS.TSKH Lâm Quang Thiệp là một thành viên chủ chốt trong nhóm xây dựng đề cương đề án "Đổi mới giáo dục ĐH".

Phóng to
Các tân SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM chờ đóng học phí. Chia sẻ chi phí giáo dục ĐH đã trở thành xu hướng tất yếu, nhưng ở mức nào thì hợp lý và bảo đảm chất lượng giáo dục tương ứng vẫn còn là bài toán khó - Ảnh: Như Hùng

Tuổi Trẻ đã trao đổi với GS Lâm Quang Thiệp xung quanh một mục tiêu quan trọng mà bản đề án hướng tới: xây dựng giáo dục (GD) ĐH VN từ một nền GDĐH tinh hoa dành cho số ít thành một nền GDĐH đại chúng, đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của số đông.

* Theo GS, khi chuyển sang nền GDĐH đại chúng, chúng ta cần giải quyết bài toán qui mô - chất lượng đào tạo ĐH như thế nào cho thỏa đáng?

- Quan hệ giữa số lượng và chất lượng GDĐH là bài toán lớn đối với chiến lược GD của mọi nước, nhất là trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức hiện nay. Ở đây không nên quan niệm "cái này loại trừ cái kia" mà phải tìm giải pháp để "trong cái này có cái kia", tức là phải tăng số lượng lên mức độ cần thiết, đồng thời đảm bảo chất lượng ở chừng mực chấp nhận được theo một quan niệm phù hợp.

Để xác định số lượng hợp lý sinh viên ĐH phải tính toán nhu cầu của một xã hội công nghiệp trong thời đại hiện nay và cần có một quan niệm thích hợp về việc làm cho người tốt nghiệp ĐH. Khi nói về chất lượng, trước hết cần làm rõ quan niệm về chất lượng, đó là sự trùng khớp của sản phẩm đào tạo so với mục tiêu đào tạo được đề ra cho từng đối tượng ở từng trường ĐH cụ thể, và do đó chất lượng là một dải phổ rộng.

Để giải quyết bài toán quan hệ giữa số lượng và chất lượng GDĐH cần dựa trên tư duy mới và áp dụng công nghệ đào tạo mới. Trên cơ sở đó, có thể chọn một lời giải khả thi cho bài toán đã nêu đối với GDĐH VN: một mặt, cần tăng đáng kể số lượng SV được đào tạo bằng hình thức ĐH mở và GD từ xa, trong đó phải chú ý sử dụng công nghệ mới để đánh giá kết quả học tập của SV, ngoài ra mở nhiều chương trình đào tạo ở nhiều cấp độ GD sau trung học; mặt khác, cần giới hạn qui mô đào tạo của các ĐH truyền thống ở mức độ hợp lý, và đối với hình thức này phải sớm xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng và qui trình kiểm định công nhận chất lượng.

* Đề án có đưa ra những quan điểm, định hướng mới: nguồn lực cho GDĐH có thể sẽ tạo ra nhiều thay đổi căn bản trong chính sách tài chính đối với GDĐH. Xin GS giải thích về ý tưởng chia sẻ chi phí GDĐH giữa Nhà nước, người học và cộng đồng?

- Chia sẻ chi phí là bài toán quan trọng nhất của vấn đề tài chính cho GDĐH. Bốn đối tượng tham gia việc chia sẻ đó là Nhà nước, phụ huynh, SV và các nguồn tài trợ tư nhân khác (các doanh nghiệp, nhà từ thiện...). Mỹ là một nước sớm có nền GDĐH đại chúng và sớm có chính sách chia sẻ chi phí GDĐH cho bốn đối tượng nêu trên. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines cũng theo mô hình tương tự Mỹ, thậm chí SV chịu hầu như toàn bộ chi phí cho GDĐH vì chưa có truyền thống về các quĩ tài trợ tư nhân như ở Mỹ.

Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20, các nước châu Âu chuyển sang đại chúng hóa GDĐH một cách mạnh mẽ, đồng thời cũng thay đổi chính sách về chi phí cho GDĐH: thành lập nhiều ĐH tư và bắt đầu thu một lượng học phí không lớn lắm. Gần đây nhất Chính phủ Anh bắt đầu thu học phí, Chính phủ Đức cũng tuyên bố sẽ thu học phí đối với GDĐH. Như vậy chia sẻ chi phí cho GDĐH đã trở thành xu hướng chung của thế giới.

Có mấy lý do tạo nên xu thế chia sẻ chi phí cho GDĐH theo hướng người học cần trả một phần quan trọng chi phí đó:

a) Nhu cầu học ĐH tăng nhiều; b) Nhà nước có xu hướng giảm cấp tài chính cho GDĐH; c) Ngày càng có nhiều người nhất trí với quan niệm rằng GDĐH mang lợi ích cho riêng cá nhân nhiều hơn là cho chung xã hội, do đó người thụ hưởng GDĐH phải trả chi phí nhiều hơn, như vậy mới công bằng, còn ngân sách công (do toàn xã hội đóng góp, trong đó có nhiều người không được thụ hưởng GDĐH) nên dành nhiều hơn cho giáo dục phổ cập và các lợi ích công cộng khác.

* Nếu theo xu thế này, sẽ phải có những thay đổi trong chính sách học phí, học bổng ở các trường ĐH, CĐ, thưa GS?

- Hiện nay ở nước ta Nhà nước qui định mức trần học phí rất thấp, những người làm chính sách cho rằng như vậy người nghèo mới học được. Thật ra qui định học phí thấp đồng nghĩa với việc không cho phép cung cấp GDĐH chất lượng cao, đồng thời bao cấp chi phí GDĐH cho cả những đối tượng thuộc gia đình khá giả có khả năng đầu tư cho tương lai con em họ.

Còn về học bổng, ở nước ta quĩ học bổng lớn nhất là học bổng "khuyến khích học tập" cho những SV học khá. Lượng học bổng này chủ yếu rơi vào tay SV từ những gia đình tương đối khá giả, vì những SV này mới có điều kiện thuận lợi để học tập đạt kết quả khá. SV nghèo chưa có điều kiện để học khá nên ít được hỗ trợ.

Học bổng khuyến khích học tập ở nước ta hiện nay cũng không cấp cho SV ngoài công lập, trong khi SV ngoài công lập ở nước ta phần lớn cũng xuất thân từ gia đình nghèo, không đủ điều kiện học tập và luyện thi nên không chen được vào các trường công lập. Điều đó thể hiện "sự phân biệt đối xử" giữa hai loại trường công lập và ngoài công lập.

Kết quả là học bổng "khuyến khích học tập" làm tăng chứ không làm giảm phân hóa giàu nghèo, tức là không phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa. Còn nếu xem học bổng là quĩ thưởng thì tính đại trà của quĩ thưởng đó không tạo nên một sự khuyến khích thật sự, lại quá tốn kém cho ngân sách nhà nước. Không nên xem học bổng là phần thưởng.

Vì những lý do trên chúng ta cần phải thiết kế lại chính sách học phí, học bổng cho GDĐH nước ta dựa trên những phân tích khoa học thật sự và phù hợp hơn với định hướng xã hội chủ nghĩa.

THANH HÀ thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chiều nay công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Chiều nay 15-7, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025. Đây là lần đầu tiên phổ điểm được công bố trước khi thí sinh biết điểm thi.

Chiều nay công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Link tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh cần biết để tránh nghẽn mạng

Theo lịch, 8h sáng mai 16-7 Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025. Có nhiều cách để tra cứu điểm, thí sinh lưu ý để tránh bị nghẽn mạng.

Link tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh cần biết để tránh nghẽn mạng

Vào 'lò luyện' robot đi thi quốc tế

Giành ngôi vô địch vòng quốc gia robocon Việt Nam vào giữa tháng 6-2025, các sinh viên đội LH-UDS từ Trường ĐH Lạc Hồng đang chuẩn bị hướng đến vòng chung kết sắp tới.

Vào 'lò luyện' robot đi thi quốc tế

Ngày mai có điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh tra cứu theo mã tỉnh mới hay cũ?

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có 3 kênh để thí sinh tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 từ 8h sáng mai 16-7. Chiều nay 15-7, Bộ sẽ công bố trước phổ điểm thi.

Ngày mai có điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh tra cứu theo mã tỉnh mới hay cũ?

Lưu ý gì khi xét tuyển đại học 2025?

Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐ năm 2025 sẽ diễn ra đồng thời tại khuôn viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) và khuôn viên ĐH Bách khoa Hà Nội ngày 19-7.

Lưu ý gì khi xét tuyển đại học 2025?

Tòa tối cao cho phép ông Trump tiếp tục giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tòa án tối cao Mỹ đã "bật đèn xanh" cho Tổng thống Donald Trump tiếp tục kế hoạch giải thể Bộ Giáo dục Mỹ. Tuy nhiên đây là một quyết định đầy chia rẽ trong tòa.

Tòa tối cao cho phép ông Trump tiếp tục giải thể Bộ Giáo dục Mỹ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar