18/04/2025 14:00 GMT+7

Cẩn trọng với bột ngọt không rõ xuất xứ, chỉ ghi ‘đóng gói tại Việt Nam’

Thiếu minh bạch trên những chi tiết nhỏ trên nhãn mác lại ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng và sự phát triển của sản xuất trong nước.

Cẩn trọng với bột ngọt không rõ xuất xứ, chỉ ghi ‘đóng gói tại Việt Nam’ - Ảnh 1.

Bao bì một số sản phẩm bột ngọt chỉ đóng gói tại Việt Nam (trên) và sản xuất trực tiếp trong nước (dưới)

Nguồn gốc không rõ ràng, ghi nhãn dán nhập nhèm

Đầu tháng 4 vừa qua, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã yêu cầu tạm dừng lưu thông 4 lô sản phẩm bột ngọt mang nhãn “đóng gói tại Việt Nam” nhưng không ghi rõ xuất xứ.

Theo cơ quan chức năng, đơn vị này không sản xuất bột ngọt tại Việt Nam mà chỉ nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc và đóng gói lại, nhưng trên bao bì lại không thể hiện rõ ràng điều này. Sự việc trên gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng ghi nhãn mập mờ của sản phẩm bột ngọt, gia vị nhập khẩu được “khoác áo” Việt Nam.

Theo quy định hiện nay, nhãn mác là phần bắt buộc trên bao bì hàng hóa, giúp người tiêu dùng nhận biết nguồn gốc, xuất xứ, đơn vị chịu trách nhiệm và bản chất sản phẩm.

Cụ thể, Nghị định 43/2017/NĐ-CP và Nghị định 111/2021/NĐ-CP, các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn bao gồm: tên hàng hóa, tên và địa chỉ tổ chức chịu trách nhiệm, xuất xứ hàng hóa. Cụ thể hơn, Điều 15 Nghị định 43, sửa đổi tại Điều 7 Nghị định 111, yêu cầu nếu không xác định được xuất xứ thì chỉ được ghi cụm từ phản ánh công đoạn cuối như: “đóng gói tại”, “lắp ráp tại”, “hoàn tất tại”… đi kèm tên quốc gia cụ thể. Việc này nhằm đảm bảo người tiêu dùng không hiểu nhầm nơi sản xuất sản phẩm.

Thực tế, thị trường ghi nhận hơn 30 sản phẩm bột ngọt đang được phân phối với nhãn ghi “đóng gói tại Việt Nam” nhưng không kèm thông tin về nguồn gốc nguyên liệu hay nơi sản xuất. Chỉ trong năm 2024, Tổng Cục Quản lý thị trường đã phát hiện 26 tổ chức, cá nhân tại 9 tỉnh thành có hành vi sang chiết, đóng gói bột ngọt không rõ nguồn gốc từ Trung Quốc để tiêu thụ.

Sự thiếu minh bạch khiến người tiêu dùng dễ tưởng nhầm đây là hàng Việt Nam. Khi đó, người tiêu dùng không thể đánh giá được quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng và càng không có cơ sở để khiếu nại nếu phát sinh rủi ro trong sử dụng.

Về nguyên tắc, người tiêu dùng có quyền được biết và được lựa chọn đúng sản phẩm vì điều này liên quan trực tiếp đến niềm tin và sức khỏe.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng khuyến cáo, hàng hóa hay thực phẩm không rõ nguồn gốc thì không kiểm soát được chất lượng, không xác định được độ tinh khiết của sản phẩm, lượng hóa chất nguy hại bị nhiễm trong đó.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, các sản phẩm này có thể chứa tạp chất hoặc không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, dẫn đến nguy cơ ngộ độc cấp tính với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt. Về lâu dài, việc sử dụng thực phẩm kém chất lượng có thể gây ngộ độc mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Do đó, người tiêu dùng cần thận trọng, tránh tiếp tay cho sản phẩm vi phạm pháp luật bằng cách lựa chọn những thương hiệu uy tín sản xuất trực tiếp tại Việt Nam để bảo vệ sức khỏe.

Gây khó cho doanh nghiệp chân chính

Không chỉ gây tác động tiêu cực đến người tiêu dùng, việc thiếu minh bạch về nhãn dán và nguồn gốc sản phẩm còn dẫn đến cạnh tranh không công bằng, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất bột ngọt thực sự trong nước.

Theo Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018, hành vi cung cấp thông tin gây nhầm lẫn về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Điều 117 của Luật này cũng quy định rõ về việc cần chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong quảng cáo và ghi nhãn hàng hóa, nhằm bảo vệ sự công bằng cho doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng.

Thực tế, các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải xây dựng rất nhiều nguồn lực để xây dựng chuỗi giá trị cho việc sản xuất bột ngọt và gia vị đạt chuẩn. 

Tại Đồng Nai, Công ty Ajinomoto Việt Nam phải đầu tư nhiều thiết bị kỹ thuật cao và nhân lực vận hành để sản xuất bột ngọt lên men từ nguyên liệu tự nhiên trong nước như khoai mì, mía đường. 

Tương tự, Công ty CPHH Vedan Việt Nam xây dựng hệ thống sản xuất khép kín, sử dụng hơn 3.500 nhân sự để thực hiện toàn bộ quy trình từ lên men đến đóng gói ngay trong nước.

bột ngọt - Ảnh 2.

Sản phẩm bột ngọt từ doanh nghiệp nội địa có quy trình sản xuất minh bạch, được bày bán tại siêu thị

Trong khi đó, các đơn vị chỉ thực hiện công đoạn đóng gói lại có thể tiếp cận thị trường với chi phí thấp hơn và có thể trục lợi từ tâm lý thiếu cảnh giác của người tiêu dùng. Nếu tiếp diễn lâu dài, điều này không chỉ khiến doanh nghiệp chân chính mất động lực đầu tư, mà còn ảnh hưởng đến việc làm, ngân sách và năng lực công nghiệp hóa của nền kinh tế Việt Nam.

Việc ghi nhãn mập mờ còn gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc kiểm tra chất lượng. Khi nguồn gốc nguyên liệu không rõ ràng, nhà quản lý sẽ gặp nhiều trở ngại trong việc truy xuất nguồn gốc, kiểm tra tiêu chuẩn an toàn và áp dụng đúng quy chuẩn quản lý, đặc biệt với các sản phẩm nhập khẩu từ nhiều quốc gia có hệ thống kiểm soát thực phẩm khác nhau.

Nhìn chung, hệ thống pháp luật về ghi nhãn và xuất xứ hàng hóa đã có, doanh nghiệp phải có trách nhiệm minh bạch thông tin, trong khi người tiêu dùng cần chủ động kiểm tra nhãn mác, đặc biệt với các mặt hàng thiết yếu như bột ngọt, gia vị. Ngay cả khi có cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng phải cùng hành động, thị trường mới thật sự minh bạch và những sản phẩm sản xuất tại Việt Nam mới được trân trọng đúng với giá trị thực.

Mới đây, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) có công văn gửi sở công thương các tỉnh, thành phố về việc triển khai các giải pháp phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.

Theo đó, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đề nghị các sở công thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường quản lý địa bàn, theo dõi, cập nhật diễn biến, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, chú trọng về giá, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, chất lượng sản phẩm, tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm... Phát hiện và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm, đặc biệt là kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cũng yêu cầu chủ động thông tin, tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật; đồng thời công khai hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bột ngọt lậu - lợi bất cập hại

Vấn đề hàng lậu từ lâu đã gây nhức nhối đối trong cộng đồng, từ thuốc lá, bánh kẹo, đường,... đến bột ngọt - một gia vị phổ biến trong bữa ăn của người Việt. Theo đó, hàng lậu thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Theo quy định của Luật Khám chữa bệnh, việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật căn cứ vào 4 nhóm năng lực, cơ sở mới thành lập chỉ được xếp cấp cơ bản, sau 2 năm mới được xét nâng cấp.

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Ca mắc não mô cầu phía Nam tăng cao, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh cộng đồng

Trong 4 tháng đầu năm 2025, các tỉnh phía Nam ghi nhận 12 ca mắc bệnh não mô cầu, bệnh được đánh giá có nguy cơ cao sẽ xuất hiện thêm các ca mắc mới.

Ca mắc não mô cầu phía Nam tăng cao, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh cộng đồng

Lạm dụng đồ uống có đường là ‘con đường tắt’ dẫn đến nhiều loại bệnh

Lạm dụng đồ uống có đường không chỉ làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì mà còn dẫn theo hàng loạt bệnh lý.

Lạm dụng đồ uống có đường là ‘con đường tắt’ dẫn đến nhiều loại bệnh

Cách lựa chọn hoạt chất Fucoidan chất lượng cho sức khỏe gia đình

Thành phần sản phẩm được công khai minh bạch, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu.

Cách lựa chọn hoạt chất Fucoidan chất lượng cho sức khỏe gia đình

Hà Nội kiểm tra cơ sở 'khoe' lòng se điếu dài 40m trên mạng xã hội

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế Hà Nội cho hay đã đề nghị UBND quận Cầu Giấy xác minh, truy xuất nguồn gốc thực phẩm của cơ sở quảng cáo có cỗ lòng se điếu dài 40m.

Hà Nội kiểm tra cơ sở 'khoe' lòng se điếu dài 40m trên mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar