14/03/2020 16:01 GMT+7

Cần thiết công khai danh tính người nhiễm COVID-19

ĐỖ THỊ HỒNG ĐIỆP
ĐỖ THỊ HỒNG ĐIỆP

TTO - Những người đã tiếp xúc nhưng bệnh nhân COVID-19 số 34 không nhớ hoặc cố tình không khai thì cơ quan chức năng không thể biết để giám sát. Trong khi bản thân họ không biết mình có nguy cơ nhiễm thì ai sẽ bảo vệ họ và những người xung quanh họ?

Cần thiết công khai danh tính người nhiễm COVID-19 - Ảnh 1.

Từ việc khai báo gian dối của ca bệnh số 34 khiến hai tuyến đường ở TP Phan Thiết bị cách ly và 10 người khác nhiễm bệnh - Ảnh: SƠN LÂM

Với tình hình dịch bệnh đang lây lan bởi ca nhiễm số 34 (Bình Thuận) dẫn đến bước đầu TP.HCM đã có 2 ca nhiễm, 2 khu dân cư bị cách ly đề phòng dịch, tôi cho rằng cần thiết phải công khai danh tính người nhiễm bệnh để những người từng tiếp xúc với bệnh nhân biết để mà phòng ngừa.

Dịch bệnh là vấn đề toàn cầu và trách nhiệm phòng chống dịch là của toàn dân chứ không chỉ của cán bộ y tế. Do đó, hiện nay việc phòng và chống dịch tại Việt Nam đang hoàn toàn phụ thuộc vào sự trung thực của những người nhiễm bệnh. Từ khai báo của các bệnh nhân, cơ quan phòng chống dịch mới khoanh vùng, kiểm tra và cách ly những người có tiếp xúc F1, F2…

Tuy nhiên, thực tế diễn ra trong thời gian qua cho thấy không phải bệnh nhân nào cũng trung thực về lịch trình của mình, ví như ca nhiễm COVID-19 số 17 từ đầu đã không khai báo lịch sử di chuyển khi nhập cảnh nên cơ quan chức năng đã cho nhập cảnh cả chuyến bay. Hậu quả là từ ca nhiễm số 17 này đã lây nhiễm cho những người khác và phải cách ly cả khu phố. Chưa kể những ca nhiễm khác là người nước ngoài trên cùng chuyến bay đã tự do đi lại khiến cơ quan chức năng phải vất vả truy tìm.

Gần đây là ca nhiễm số 34 ở Bình Thuận, ca nhiễm này đang được gọi là "siêu lây nhiễm" bởi bệnh nhân này đã không khai báo trung thực (hoặc không thể nhớ được hết lịch trình của mình cũng như những người mình từng gặp trong 10 ngày qua) dẫn đến hàng chục người khác bị lây nhiễm và hàng trăm người đang bị cách ly, chờ xét nghiệm xem có dương tính với virus hay không.

Việc không trung thực (hoặc thật sự không nhớ) của bệnh nhân đã khiến công tác dập dịch gặp khó khăn khi các ca nhiễm bệnh ở TP.HCM. Bởi chỉ đến khi biết ca 34 bị nhiễm bệnh thì các ca ở TP.HCM mới tự cách ly và tìm đến các cơ quan y tế. 

Nếu có những người đã tiếp xúc nhưng bệnh nhân số 34 không nhớ để khai và cơ quan chức năng không thể biết để giám sát thì ai sẽ bảo vệ họ và những người xung quanh họ? Thực tế, với việc tiếp xúc hàng trăm người của ca 34 (có người thân, có người không) ở cả chặng đường rất dài thì việc công khai danh tính người bệnh để người tiếp xúc phòng ngừa là cần thiết.

Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền nhân thân của công dân, nhưng quyền nhân thân của một cá nhân không thể lớn hơn tính mạng, sức khỏe của cả cộng đồng.

Nhiều người lo ngại rằng việc công khai danh tính người bệnh khiến cho họ bị kỳ thị, nhưng thực tế những người nhiễm bệnh đã bị đưa đi điều trị, gia đình họ bị cách ly, hàng xóm, đồng nghiệp cũng bị cách ly luôn nên không ai kỳ thị những người nhiễm bệnh. Thực tế họ chỉ cũng là những người nhiễm bệnh và không ai mong muốn mình bị bệnh trong lúc dịch bệnh nguy hiểm trên toàn cầu như hiện nay.

Đồng thời, tôi cũng đề nghị các cơ quan chức năng cần khởi tố ngay những người khai báo gian dối về y tế gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch khiến dịch bùng phát làm tổn hại đến nền kinh tế và nhân lực của Nhà nước.

Tôi đánh giá cao sự minh bạch của cơ quan y tế TP.HCM khi liên tiếp công khai danh sách những hành khách trên các chuyến bay có người nhiễm COVID-19 và kêu gọi hành khách hoặc cộng đồng quen biết cung cấp thông tin để cơ quan chức năng kịp thời tư vấn, cách ly phòng dịch.

Việc phòng chống dịch không là nhiệm vụ của riêng cơ quan, tổ  chức nào, mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Chỉ khi công khai danh tính người nhiễm bệnh để xã hội cùng giám sát, kịp thời phát hiện và ngăn chặn nguy cơ lây lan thì mới mong sớm đẩy lui được dịch bệnh.

Bệnh nhân 34 'siêu lây nhiễm' khai gian dối như thế nào?

TTO - Bệnh nhân 34 khai rằng khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất là đi thẳng về nhà riêng, tuy nhiên thực tế bà từng ở lại TP.HCM để giao lưu với đối tác. Khi về đến Phan Thiết, bà còn di chuyển đến nhiều nơi ăn uống.

ĐỖ THỊ HỒNG ĐIỆP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tài xế bức xúc bị thu phí hai lần khi rẽ vào Nhơn Trạch từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Nhiều tài xế phản ánh khi chạy trên tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây rẽ vào huyện Nhơn Trạch qua nút giao 319 bị thu phí 2 lần.

Tài xế bức xúc bị thu phí hai lần khi rẽ vào Nhơn Trạch từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

Trong lúc đi câu cá gần nhà, người đàn ông bị ong vò vẽ đốt. Dù đã đến bệnh viện điều trị nhưng do bị nhiều vết đốt, ông không qua khỏi.

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

Đà Nẵng tính phương án đưa các sở ra khỏi Trung tâm hành chính

Trong phương án bố trí trụ sở làm việc mới sau khi sáp nhập với tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng dự tính đưa các sở đến nhiều vị trí thay vì tập trung tại một tòa nhà như 11 năm nay.

Đà Nẵng tính phương án đưa các sở ra khỏi Trung tâm hành chính

Tòa Trà Ôn ngăn chặn tài sản của người không liên quan vụ án?

Dù được cơ quan quản lý đất đai thông báo tài sản phong tỏa là của người khác, nhưng tòa huyện Trà Ôn, Vĩnh Long vẫn nói 'quyết định có hiệu lực thi hành ngay’.

Tòa Trà Ôn ngăn chặn tài sản của người không liên quan vụ án?

Đường Võ Văn Kiệt nối dài 14,6km, từ đoạn dự án dang dở đến giáp ranh Long An

Sau 10 năm dừng, đoạn nối dài đường Võ Văn Kiệt (2,7km, ở TP.HCM) đang tái khởi động. Thay vì chỉ hoàn thiện phần dang dở, TP.HCM đề xuất kéo dài thêm 11,9km đến tỉnh Long An, tạo thành một trục giao thông xuyên suốt.

Đường Võ Văn Kiệt nối dài 14,6km, từ đoạn dự án dang dở đến giáp ranh Long An

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar