10/04/2007 15:17 GMT+7

Cẩn thận với trà sữa trân châu!

Theo MỸ HẰNG - LÊ NGUYỄNTiền phong
Theo MỸ HẰNG - LÊ NGUYỄNTiền phong

Tìm mỏi mắt cũng không thể thấy một vài chữ số dễ hiểu nhất cho biết ngày sản xuất, hạn sử dụng. Gói trân châu nào trông cũng ướt nhớt, mở một túi hạt trân châu, mùi bốc ra rất khó chịu, phẩm màu từ hạt trân châu thôi đỏ trên tay, rửa mãi không sạch.

Phóng to
Không thể hình dung nổi cốc trà này được làm từ nguyên liệu như thế nào. Ảnh: Hồng Vĩnh
Tìm mỏi mắt cũng không thể thấy một vài chữ số dễ hiểu nhất cho biết ngày sản xuất, hạn sử dụng. Gói trân châu nào trông cũng ướt nhớt, mở một túi hạt trân châu, mùi bốc ra rất khó chịu, phẩm màu từ hạt trân châu thôi đỏ trên tay, rửa mãi không sạch.

Đó là loại thực phẩm hiện được kinh doanh và tiêu thụ khá mạnh tại nhiều nơi ở Hà Nội và TP.HCM.

Loạn nguyên liệu trà sữa trân châu

Chưa vào hè nhưng thị trường bột trà sữa trân châu ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội) đã tấp nập. Theo ghi nhận của chúng tôi, bột trà sữa bán rất chạy, chủ yếu cho khách mua buôn.

Khách thường mua hàng túi giá 30.000 - 35.000 đồng/kg hoặc cả bao tải lớn. Theo một chủ kiốt tại chợ Đồng Xuân, chỉ cần mua một gói này về có thể pha được vài chục cốc trà sữa.

Ngoài bột trà sữa còn có hạt trân châu hình viên bi nhỏ xíu được đóng thành từng gói nhỏ toàn chữ Trung Quốc với đủ màu xanh, đỏ, đen, trắng...

Tìm mỏi mắt cũng không thể thấy một vài chữ số dễ hiểu nhất cho biết ngày sản xuất, hạn sử dụng. Gói trân châu nào trông cũng ướt nhớt, mở một túi hạt trân châu, mùi thiu, ẩm mốc bốc ra rất khó chịu, phẩm màu từ hạt trân châu thôi đỏ trên tay, rửa mãi không sạch.

Khi chúng tôi lân la hỏi chuyện mua nguyên liệu làm trà sữa trân châu tại quán bán trà sữa di động trên đường Huỳnh Tịnh Của (Q.3, TP.HCM), ông chủ quán không giấu giếm: “Ra ngoài các sạp hàng khô, đồ đóng gói… ở chợ Bình Tây, Q.6 mua bao nhiêu cũng có. Hàng loại nào, giá nào cũng có, mua dễ như đi chợ mua… rau”.

Tại khu vực bán hàng khô, nguyên liệu chế biến và sữa các loại trong chợ Bình Tây, chủ của một sạp hàng cho biết: Có rất nhiều nguyên liệu để làm trân châu, có cả sữa béo và các loại bột chế biến từ trái cây, các loại hoa quả.

Khi chúng tôi hỏi về xuất xứ của những sản phẩm này, chị này cho biết: “Đều nhập từ Đài Loan và Trung Quốc về cả. Có bảo hành 1 tháng hẳn hoi”. Tuy nhiên, trên sản phẩm bột trái cây không hề ghi ngày sản xuất, ngoài bao chỉ có ghi hạn sử dụng 1 tháng.

Trên đường Văn Tưởng (Q.6) và Vạn Kiếp (Q.5), các sạp hàng với hàng chục mẫu mã trà giăng đầy trên giá.

Bột sữa trà được đóng thành những túi nhỏ, cũng có đủ màu mà theo chủ cửa hàng này, đây là những loại sữa được chiết ra từ những bao lớn 25 - 30kg, giá chỉ 30.000-40.000 đồng/kg.

“Các anh yên tâm, ở cửa hàng của tôi ngày nào cũng bán cả 50- 00 kg nguyên liệu cho những người bán trà sữa lớn nhỏ”, một chủ cửa hàng nói.

Phóng to

Nguyên liệu sữa trà được bán trong chợ Đồng Xuân. Ảnh: Hồng Vĩnh

Độc hại hay không: Phải chờ!

Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm cho biết chưa nhận được thông tin nào về trà sữa trân châu Trung Quốc.

Trong khi đó, GS Nguyễn Thị Dụ - Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai - cho biết, thời điểm chuyển mùa bệnh nhân ngộ độc thực phẩm bắt đầu gia tăng, trong đó không ít trường hợp do uống nước giải khát.

Từ những nguyên liệu bột sữa, trân châu... nhìn rùng mình, một người bán hàng biểu diễn ngay cách pha cho khách.

Chỉ cần bỏ một thìa nhỏ bột trà sữa, khuấy lên, đổ ít hạt trân châu xanh đỏ vào, thế là có một cốc trà sữa trân châu!

Pha loại màu vàng thì có trà cam, màu xanh thì có trà táo, màu đen thành trà nho…

“Khó có thể xác định được nguyên nhân ngộ độc vì chúng tôi không có mẫu thức ăn bệnh nhân đã dùng. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp khi được hỏi đã “khai” ra từng ăn hoặc uống thực phẩm ngoài đường phố”, GS Dụ cho biết.

Cũng theo GS Dụ, chưa có trường hợp nào xác định ngộ độc do trà sữa trân châu nhưng số trẻ em ngộ độc do ăn uống thực phẩm đường phố khá cao, chiếm 10 - 13% tổng số bệnh nhân điều trị tại Trung tâm.

“Tôi chưa uống món trà sữa trân châu bao giờ, nhưng được biết đây là món mà các cháu nhỏ rất yêu thích. Tôi chưa thể khẳng định về mặt an toàn của sản phẩm này, nhưng hẳn là mất vệ sinh nếu chúng được nhuộm phẩm màu loè loẹt, ướt nhớt và đóng trong bao gói không hề có hạn sử dụng như vậy”, GS Dụ nói.

“Để xác định phẩm màu trong trà sữa hay xác định độ an toàn của bột trà sữa bán trên thị trường có an toàn không, nếu độc hại thì nguyên nhân là vì chất gì, mức độ độc hại đến đâu, cần phải có máy móc xét nghiệm. Một mẫu xét nghiệm hoá chất hay phẩm màu thường rất đắt, từ 300.000 đồng - 500.000 đồng. Các cơ quan có loại máy móc đắt tiền này thường chỉ làm xét nghiệm theo đơn đặt hàng của các Cty hay hãng thực phẩm muốn công bố chất lượng và bán sản phẩm của họ ở thị trường Việt Nam”.

Như vậy, muốn biết loại bột trà sữa và hạt trân châu Trung Quốc bán tràn ngập ngoài thị trường có độc hại hay không, phải chờ đợi cơ quan chức năng vào cuộc.

Trong khi đó, các cửa hàng trà sữa trân châu mọc như nấm khắp Hà Nội và TP.HCM vẫn bán rất chạy, chủ yếu cho học sinh và các cháu nhỏ.

Theo MỸ HẰNG - LÊ NGUYỄNTiền phong

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

5 người bị khởi tố với cáo buộc có sai phạm về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ở hai dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2.

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Nhiều người dân băn khoăn không biết trạm y tế, bệnh viện cấp huyện sẽ hoạt động ra sao sau khi bỏ cấp huyện, sáp nhập xã.

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã kiểm tra 1 phòng khám tại phường Quy Nhơn thuộc tỉnh này bị tố "chặt chém" bệnh nhân gần 9 triệu cho 2 giờ điều trị.

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ

Một người dân ở Đà Nẵng mua bún tươi ở chợ mang về nhà ăn, tới tối thì bún chuyển màu từ trắng sang đỏ.

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ

12 người ở Huế mắc liên cầu lợn trong nửa tháng, đã có ca tử vong

Trong hơn nửa tháng qua, ở TP Huế đã ghi nhận 12 người mắc liên cầu lợn, trong đó có một ca tử vong ở bệnh viện.

12 người ở Huế mắc liên cầu lợn trong nửa tháng, đã có ca tử vong

Viên uống tránh thai, dùng sai mới ngại

Phụ nữ hiện đại ngày càng có nhiều sự chủ động hơn đối với việc chăm sóc bản thân, cũng như các vấn đề trọng đại như mang thai và nuôi con.

Viên uống tránh thai, dùng sai mới ngại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar