15/04/2017 13:35 GMT+7

Cần phát triển năng lực cá nhân người học

TRẦN THẾ ANH, (Trường đại học Khánh Hòa)
TRẦN THẾ ANH, (Trường đại học Khánh Hòa)

TTO - Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Xung quanh dự thảo này, nhiều giảng viên, giáo viên, chuyên gia giáo dục... đã có ý kiến đóng góp gửi về Tuổi Trẻ.

Một lớp ôn thi của các học sinh khối 12 Trường THPT Thành Nhân, Q.Tân Phú, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã đổi mới theo xu hướng của chương trình giáo dục các nước tiên tiến.

Tuy nhiên, theo tôi, sự đổi mới này chưa thật sự triệt để cho mục đích phát triển năng lực cá nhân người học. Xin đóng góp một số ý kiến về vấn đề này.

Cần phân hóa triệt để hơn

Lấy môn toán làm ví dụ. Chẳng hạn bắt đầu từ lớp 8, học sinh sẽ học môn toán với nhiều cấp độ khác nhau: toán 8-1, toán 8-2, toán 8-3... (sự phân hóa cụ thể ở từng lớp cần nghiên cứu kỹ hơn).

Theo tôi, chậm nhất là ở lớp 10 có sự phân hóa này. Học sinh phải học môn toán, còn lựa chọn học cấp độ nào tùy vào người học.

Một học sinh đam mê nghệ thuật, hội họa... có thể chọn môn toán cấp độ 1 và môn văn cấp độ 3 để phục vụ sở thích của mình.

Tương tự, học sinh yêu thích môn học khoa học tự nhiên sẽ lựa chọn môn toán ở cấp độ cao hơn và lựa chọn môn học khác với cấp độ cần thiết.

Trên tổng thể, để yêu cầu học sinh học đủ số môn cần thiết, chúng ta quy định hệ số cho từng môn và yêu cầu trong năm học học sinh phải đạt tổng số hệ số tích lũy cần thiết.

Cách quy định hệ số các môn cũng nhằm phát huy năng lực từng cá nhân, đảm bảo cân bằng hệ số cho người học.

Ví dụ, một học sinh yêu thích toán sẽ chọn môn toán cấp độ cao, có hệ số cao hơn, khi đó hệ số các môn học khác sẽ ít hơn...

Lợi ích của việc phân hóa

Cách sắp xếp chương trình như hướng nêu trên sẽ giúp người học được chọn môn học mình yêu thích, theo đúng khả năng bản thân và rút ngắn thời gian để học sinh tiếp cận các nội dung cần thiết nhằm phát triển nghề nghiệp sau này.

Để việc phân hóa chương trình học cụ thể và hợp lý cần có những nghiên cứu, tham khảo chương trình từ các nước phát triển, có nền giáo dục tiên tiến để giải quyết các vấn đề như: nên phân cấp độ từng môn học từ lớp nào?

Phân bao nhiêu cấp độ cho từng lớp? Yêu cầu nội dung cho từng cấp độ ra sao? Phân hệ số như thế nào cho từng môn học?...

Sự thay đổi chương trình tổng thể của giáo dục phổ thông có ảnh hưởng toàn xã hội và hệ quả rất lâu dài với nhiều thế hệ học sinh. Vì vậy, chúng tôi thiết tha mong Bộ GD-ĐT nên nghiên cứu kỹ lưỡng chương trình này trước khi áp dụng rộng rãi.

Nên bỏ kỳ thi THPT quốc gia

Theo tôi, việc bỏ kỳ thi THPT quốc gia là rất đúng.

Với cách thi cử như hiện nay thì học sinh rất dễ dàng đậu tốt nghiệp. Chỉ có những học sinh quá yếu hay những thí sinh vi phạm nội quy phòng thi, hoặc có những lý do ngoại lệ khác mới... rớt tốt nghiệp.

Với tỉ lệ đậu quá cao như hiện nay, tốt nhất các trường nên tổ chức xét và công nhận tốt nghiệp khi các em học sinh hoàn thành chương trình.

Những năm gần đây, số học sinh sau khi tốt nghiệp THPT chọn con đường học nghề hay đi làm công nhân ngày càng nhiều.

Nếu bỏ kỳ thi THPT quốc gia thì những em chọn con đường nói trên đỡ tốn thời gian, công sức và tiền bạc.

Như dự thảo đã nêu, việc dạy và học theo chương trình giáo dục mới sẽ có nhiều đổi mới gắn liền với thực tế, nên việc bỏ kỳ thi THPT quốc gia càng nên sớm áp dụng.

Khi bỏ kỳ thi THPT quốc gia, theo tôi, còn có một lợi ích nữa là có thể điều chỉnh lại chất lượng việc dạy và học ngay từ cấp cơ sở.

Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên có thể hạn chế bớt căn bệnh thành tích về tỉ lệ đậu đại học, không xem nhẹ những môn học không thi cử.

Cần thực hiện nghiêm túc việc dạy và học đúng chương trình để học sinh không coi thường môn học, với những học sinh chưa đạt yêu cầu thì không nên công nhận tốt nghiệp. Có như vậy nền giáo dục nước nhà mới thật sự khởi sắc.

Hoàng Thái Hùng (giáo viên Trường THPT Thành Nhân, TP.HCM)

TRẦN THẾ ANH, (Trường đại học Khánh Hòa)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Viết tiếp câu chuyện hòa bình vào đề thi văn: Điểm thi thấp chắc nhớ nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lắm

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ rằng anh bất ngờ và hạnh phúc khi Viết tiếp câu chuyện hòa bình tiếp tục được lan tỏa qua đề thi văn dành cho học sinh THPT.

Viết tiếp câu chuyện hòa bình vào đề thi văn: Điểm thi thấp chắc nhớ nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lắm

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa hợp tác với Trường đại học Bách khoa TP.HCM, mở ra cơ hội đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ở địa phương.

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Năm 2025, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông lần đầu sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực do Trường đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức; thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia được cộng điểm thưởng từ 1 - 3 điểm.

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Một trường tiểu học ở Kiên Giang đang kêu cứu khẩn cấp trước bản án của tòa án buộc phải nhận lại bảo vệ cũ, đồng thời bồi thường một khoản tiền lớn. Thậm chí cơ quan thi hành án cho biết sẽ cưỡng chế nếu không thực hiện.

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Khái niệm 'đại học' và 'trường đại học' tiếp tục được nhiều lãnh đạo trường đại học đưa ra bàn luận tại hội thảo lấy ý kiến chính sách xây dựng Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), diễn ra tại TP.HCM.

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID thì sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar