04/11/2015 09:25 GMT+7

Cần lắm sự cảm thông, chia sẻ

NGUYỄN CAO
NGUYỄN CAO

TT - Nhân đọc bài “Đừng quá khắt khe với bảo mẫu” (Tuổi Trẻ ngày 31-10).

Giáo viên hiện nay có rất nhiều áp lực, bởi chủ trương của Bộ GD-ĐT đang thực hiện là lấy học sinh làm trung tâm. Cứ thử hình dung trong một gia đình có 1 - 2 đứa con nhưng nhiều lúc chúng ta còn bất lực, muộn phiền và cáu gắt dù đó là đứa con chúng ta sinh ra, hiểu nó từng đường tơ kẽ tóc. Trong lúc đó thầy cô có cả mấy trăm “đứa con” một lúc, cũng là chừng ấy tính cách khác nhau.

Nếu là thầy cô chủ nhiệm thì còn có thời gian gần gũi và biết được hoàn cảnh, tính nết của học trò. Nhưng những thầy cô bộ môn mỗi tuần chỉ có vài tiết, nhiều môn chỉ có một tiết/lớp thì rất khó hiểu được học trò của mình.

Trong khi bây giờ chúng ta dành cho học sinh quá nhiều đặc ân. Học sinh không còn kính trọng và sợ thầy cô như ngày trước nữa. Trả bài học sinh một lần, hai lần và thậm chí nhiều lần sau nữa các em vẫn không thuộc bài, thậm chí có em còn thách thức thầy cô muốn cho bao nhiêu điểm thì cho!

Gặp những trường hợp như vậy liệu chúng ta có giữ mãi được sự bình tĩnh và không nóng nảy không? Nhưng chỉ một lời nói lớn, nói nặng học sinh là vi phạm đạo đức nhà giáo, bị dư luận lên án...

Chúng tôi đã từng chứng kiến chuyện buồn của một cô giáo cùng trường đã có gần 30 năm đứng lớp, chỉ còn hai năm nữa là về hưu. Trong lớp của cô có một học sinh đã nhiều lần không thuộc bài. Cô đã khuyên nhủ, động viên em này nhiều lần nhưng không được, sau đó cô dọa rằng nếu em cứ học như vậy là cuối năm cô cho ở lại lớp.

Dọa như vậy là để học sinh chăm lo học bài, nhưng không ngờ em học sinh này không đi học nữa. Mẹ của em đã đến trường gặp hiệu trưởng và đòi làm đơn thưa lên phòng giáo dục. Cuối cùng, ban giám hiệu phải giảng hòa và cô giáo phải xin lỗi phụ huynh.

Thật đau lòng khi thiện ý tốt đẹp lại phải cúi đầu trước suy nghĩ non nớt của học trò. Giọt nước mắt bất lực lăn dài trên gương mặt người giáo viên già, vì những quy định khắt khe của ngành.

Ngày nay nhiều gia đình cưng chiều con. Phụ huynh coi con mình như “ông trời con”, con mình là nhất, làm cái gì cũng đúng, nên đã có những suy nghĩ và phản ứng chưa đúng mực khi con em mình gặp chuyện. Vô tình quý vị dung dưỡng cho con những điều sai trái và không giúp các em nhận ra cái sai của mình.

Muốn học sinh ngoan hiền, biết ý thức học tập và lo cho tương lai phía trước thì không có cách nào thiết thực hơn là sự sẻ chia, hợp tác giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh.

Cha mẹ nào cũng mong con cái trưởng thành và thầy cô nào cũng mong học trò mình đỗ đạt thành tài. Nhưng nếu gặp phải những em chưa ngoan, biện pháp giáo dục không chỉ là yêu thương, động viên mà cần có sự nghiêm khắc nhắc nhở, để các em thấy được trách nhiệm của mình với gia đình và xã hội mà phấn đấu học tập, rèn luyện.

Sự tôn vinh người thầy dù ở thời đại nào cũng cần thiết, chúng tôi - những người thầy - cần lắm cái nhìn cảm thông, sự chia sẻ từ xã hội để có thể dành trọn tâm huyết với nghề, toàn tâm dạy dỗ học sinh nên người.

NGUYỄN CAO

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Biến động điểm chuẩn Trường đại học Y Hà Nội 3 năm qua

Từ năm 2022, điểm chuẩn ngành y khoa của Trường đại học Y Hà Nội luôn ở mức cao và có sự biến động tăng - giảm. Ngành răng hàm mặt điểm chuẩn tương đối ổn định.

Biến động điểm chuẩn Trường đại học Y Hà Nội 3 năm qua

Khánh Hòa trả hết ‘nợ’ tiền hỗ trợ học tập, sinh viên sư phạm phải ‘trả lại’ gì?

Tất cả sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội tại Trường đại học Khánh Hòa bị nợ tiền hỗ trợ học tập cả 2-3 năm học vừa được tỉnh chi ngân sách thanh toán xong và phải thực hiện cam kết sau khi ra trường.

Khánh Hòa trả hết ‘nợ’ tiền hỗ trợ học tập, sinh viên sư phạm phải ‘trả lại’ gì?

167 thí sinh đầu tiên trúng tuyển có điều kiện ngành y khoa Trường đại học Y Hà Nội

Những thí sinh trúng tuyển vào Trường đại học Y Hà Nội diện tuyển thẳng sẽ phải xác nhận nhập học trên hệ thống xét tuyển chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới chính thức trúng tuyển.

167 thí sinh đầu tiên trúng tuyển có điều kiện ngành y khoa Trường đại học Y Hà Nội

Chuyên gia nói không có 'mưa điểm 10' thi tốt nghiệp THPT 2025, thực tế ra sao?

Thống kê cho thấy kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có 15.331 bài thi đạt điểm 10, trong khi năm ngoái là 10.878.

Chuyên gia nói không có 'mưa điểm 10' thi tốt nghiệp THPT 2025, thực tế ra sao?

Điểm thi các môn mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 ra sao?

Điểm thi các môn tin học, công nghệ - công nghiệp, công nghệ - nông nghiệp, kinh tế - pháp luật - những môn lần đầu tiên xuất hiện trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, có nhiều thú vị.

Điểm thi các môn mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 ra sao?

TOEFL iBT sắp thay đổi toàn diện, cụ thể thế nào?

Bài thi TOEFL iBT, tiêu chuẩn đánh giá năng lực tiếng Anh học thuật toàn cầu, sẽ bước vào giai đoạn cải tổ sâu rộng nhất trong hơn một thập kỷ.

TOEFL iBT sắp thay đổi toàn diện, cụ thể thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar