02/09/2017 09:36 GMT+7

Cạn kiệt cát xây dựng, các nước dùng cát nhân tạo

Đ.K.L.
Đ.K.L.

TTO - Với tình trạng cát ngày càng khan hiếm cộng với việc các chính phủ siết chặt quy trình khai thác, xuất khẩu khiến giá cát tăng cao. Nhiều quốc gia đã phải sử dụng các phương pháp xây dựng hạn chế tối đa sử dụng cát.

Cạn kiệt cát xây dựng, các nước dùng cát nhân tạo - Ảnh 1.

Dự án mở rộng tại Pulau Tekong sẽ không dùng cát san lấp mà thay vào đó dùng kỹ thuật mở đất của Hà Lan - Ảnh: STRAITS TIMES

Tờ Economist cho biết có nhiều giải pháp về xây dựng, mở đất không cần dùng cát. Bùn có thể được dùng để mở rộng đất, rơm và gỗ dùng để xây nhà và đá dùng để tạo ra bê tông. Quan trọng hơn là tái sử dụng nhựa đường và bê tông.

Singapore nhờ các chuyên gia Hà Lan trong dự án mở rộng đất tiếp theo, trong đó sử dụng chủ yếu kè và bơm nên cũng giảm thiểu lượng cát.

Singapore giảm thiểu phụ thuộc cát


Trong vòng hai thế kỷ qua, Singapore đã mở rộng diện tích đất thêm 25%. Tất cả đều dùng phương pháp đổ cát xuống biển. Với phương pháp này, Singapore gần như ‘thầu’ hết tất cả cát của những nước trong khu vực.

Channel News Asia cho biết năm 2007 Indonesia ra lệnh ngưng bán cát cho Singapore. Đảo quốc Sư tử nhập khẩu mỗi năm 6 tới 8 triệu tấn cát, 90% trong số này từ Indonesia.

Tuy nhiên, trong dự án mở rộng đất mới nhất ở cực tây Pulau Tekong, dự kiến khởi công vào cuối năm 2017, Singapore sẽ không dùng nhiều cát nữa. 

Khi dự án hoàn tất vào năm 2022, Singapore sẽ mở rộng thêm được 810 ha, tương đương 1% diện tích hiện thời, mà lượng cát sử dụng giảm đáng kể so với trước đó.

Cuối năm 2016, Lawrence Wong, Bộ trưởng phát triển quốc gia, nói rằng cát không phải dễ kiếm và dự án này giúp Singapore không còn lệ thuộc quá nhiều vào cát trong những công trình mở rộng diện tích đất.

Trong phương pháp mới học tập từ Hà Lan, Singapore sẽ cho xây một hệ thống đê bao quanh khu vực muốn mở rộng rồi sử dụng một hệ thống kênh, mương và nhiều trạm bơm để điều tiết lượng nước ở vùng đất thấp này. 

Hệ thống đê dự kiến sẽ chống được bão tố trong vài trăm năm còn hệ thống bơm sẽ giúp bơm nước ra biển nếu như lượng mưa tại đây quá lớn.

Ông Wong nói: "Chúng ta đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao và Singapore là vùng đất thấp. Với dự án này, tôi nghĩ rằng kinh nghiệm có được sau quá trình xây dựng đê cũng như quản lý các khu vực duyên hải có ý nghĩa quan trọng trong việc đối phó về lâu về dài với vấn nạn biến đổi khí hậu".

Song song đó, công ty xi măng Holcim Singapore cũng trình các dự án dùng vật liệu thay thế cho cát trong các sản phẩm bêtông của họ.

Ấn Độ dùng cát nhân tạo


Việc sử dụng cát nhân tạo không phải là giải pháp mới tại Ấn Độ. Công nghệ này đã được sử dụng gần 20 năm trước. Năm 2002, cao tốc Mumbai - Pune hoàn thành, sử dụng hoàn toàn cát nhân tạo. Đây cũng là cao tốc 6 làn xe đầu tiên của Ấn Độ.

Cạn kiệt cát xây dựng, các nước dùng cát nhân tạo - Ảnh 2.

Cao tốc 6 làn xe nối Mumbai với Pune được xây dựng hoàn toàn bằng cát nhân tạo - Ảnh: ALLININDIA

Ngoài ra, đường băng quốc tế tại sân bay quốc tế Thiruvananthapuram và một số cầu vượt tại thành phố Thiruvananthapuram cũng được xây dựng sử dụng hoàn toàn cát nhân tạo.

Theo các nghiên cứu tại Ấn Độ, cát nhân tạo - được sản xuất bằng cách nghiền nát đá xanh, đá granite - có ưu điểm vượt trội so với cát tự nhiên. 

Cát nhân tạo đồng nhất về hình dáng và kích thước giúp tăng độ kết dính của bê tông. Đồng thời, cát nhân tạo không bị lẫn các tạp chất do đó không mất công làm sạch. Ngoài ra, có thể xây dựng các nhà mày sản xuất cát nhân tạo ở khắp nơi, do đó giảm giá thành vận chuyển.

Hiện nay giá thành cát nhân tạo tại Ấn Độ chỉ bằng 2/3 hoặc ½ so với cát tự nhiên.

Chính những ưu điểm này khiến ngành xây dựng Ấn Độ đang hướng tới sử dụng cát nhân tạo thay thế hoàn toàn cát xây dựng. Một số ý kiến cho rằng nên bắt buộc dùng cát nhân tạo trong các công trình do nhà nước đầu tư.

Song song với cát nhân tạo, các vật liệu xây dựng không dùng cát cũng đang được đưa ra thị trường Ấn Độ.

Trong năm 2013, công ty trách nhiệm hữu hạn Perlcon Premix PVT lần đầu tiên trình làng các loại vữa không sử dụng cát tại Ấn Độ.


"Sau ba năm nghiên cứu và phát triển chúng tôi đã nhập kỹ thuật từ châu Âu để sử dụng tại Ấn Độ và Trung Đông. Những sản phẩm của chúng tôi hoàn toàn không có cát và đòi hỏi ít nước để trộn. Xây dựng một tòa nhà 12 tầng bằng vật liệu này tiết kiệm được 1.100 tấn cát.

Ông Shareas Sheth - Chủ tịch công ty Hindubussinessline

Đ.K.L.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Địa chỉ, trụ sở làm việc 75 xã, phường mới ở Sơn La

Sơn La nằm trong số 11 địa phương không thực hiện sáp nhập tỉnh, thành. Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Sơn La có 75 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 8 phường, 67 xã.

Địa chỉ, trụ sở làm việc 75 xã, phường mới ở Sơn La

Địa chỉ trụ sở UBND, trung tâm hành chính công 38 xã, phường ở Lai Châu

Sau khi sắp xếp, tỉnh Lai Châu có 38 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 36 xã và 2 phường. Trong đó có 2 xã không thực hiện sắp xếp là xã Mù Cả, xã Tà Tổng.

Địa chỉ trụ sở UBND, trung tâm hành chính công 38 xã, phường ở Lai Châu

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn bộ máy, người dân vui mừng, sao cán bộ lại tâm tư?

Chiều 2-7, tại trụ sở phường Đống Đa (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri thuộc đơn vị bầu cử số 1 sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn bộ máy, người dân vui mừng, sao cán bộ lại tâm tư?

Hải Phòng bổ nhiệm loạt cán bộ chủ chốt thành phố

Chiều 2-7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng tổ chức hội nghị công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ khối Đảng, các cơ quan chuyên môn thuộc HĐND và UBND thành phố.

Hải Phòng bổ nhiệm loạt cán bộ chủ chốt thành phố

Đồng Tháp trao quyết định bổ nhiệm các cơ quan tỉnh ủy và 10 giám đốc sở

Chiều 2-7, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp trao các quyết định công tác cán bộ sau khi thành lập các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy và các cơ quan thuộc UBND tỉnh.

Đồng Tháp trao quyết định bổ nhiệm các cơ quan tỉnh ủy và 10 giám đốc sở

Tổng biên tập Báo và Phát thanh truyền hình Cần Thơ sau hợp nhất là ông Nguyễn Ngọc Tâm

Báo và Phát thanh truyền hình Cần Thơ sau hợp nhất có tổng biên tập là ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Cần Thơ (cũ), và có 10 phó tổng biên tập.

Tổng biên tập Báo và Phát thanh truyền hình Cần Thơ sau hợp nhất là ông Nguyễn Ngọc Tâm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar