25/09/2014 00:01 GMT+7

Cần giải pháp để giải quyết bài toán tôm nguyên liệu

Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

Cần biết - Đồng bằng sông Cửu Long chiếm gần 91% diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước với gần 596.000 ha, nhưng chỉ đáp ứng được 60-70% công suất chế biến của các nhà máy ở đây.

Để phát triển ngành sản xuất và xuất khẩu tôm bền vững, đề án “Quản lý hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) là rất cần thiết. Trong đó, đề án có đề cập đến những giải pháp quan trọng cho sự phát triển nguồn nguyên liệu, một bài toán đau đầu của toàn ngành.

Một trong những giải pháp được đưa ra cho bài toán thiếu tôm nguyên liệu và cũng là một trong những điểm đáng chú ý nhất trong dự thảo đề án tôm của Tổng cục Thủy sản quy định doanh nghiệp chế biến phải có vùng nguyên liệu đáp ứng tối thiểu 10% công suất. Theo cộng đồng doanh nghiệp tôm, trong bối cảnh thực tế ngành tôm Việt Nam hiện nay, giải pháp này chưa phù hợp.

Đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, khác với con cá tra, con tôm chưa hình thành một vùng nguyên liệu theo hướng liên kết giữa doanh nghiệp và người nuôi hay doanh nghiệp tự nuôi vì diện tích nuôi tôm lớn. Trong đó, chủ yếu là nuôi quảng canh, lại phân bố trên một diện tích rộng nên rất khó cho doanh nghiệp khi xây dựng vùng nguyên liệu.

Quy định doanh nghiệp chế biến phải có vùng nguyên liệu đáp ứng tối thiểu 10% công suất liệu có thể giải được bài toán cung cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến hay họ vẫn phải tuân theo quy luật cung cầu của thị trường. Nếu như việc xây dựng một vùng nguyên liệu cho riêng mình có thể giải quyết tối ưu về nguồn nguyên liệu cho chế biến, có lẽ không ít nhà máy chế biến đã mạnh dạn đầu tư cho việc này, và nếu nguồn tôm nguyên liệu trong nước không bị “tận thu” bởi thương lái nước ngoài thì chắc chắn doanh nghiệp chế biến cũng không “mặn mà” với nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 8 tháng qua, giá trị nhập khẩu thủy sản cả nước đạt 720 triệu USD, tăng 73% so với cùng kỳ năm 2013, chủ yếu từ các thị trường Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc). Ấn Độ dẫn đầu các nước về cung cấp hàng thủy sản cho Việt Nam với 248,5 triệu USD trong 8 tháng đầu năm. Trong đó, tôm sú là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất.

Tại dự thảo, đề án cũng đã đề cập đến thực trạng sản xuất nguyên liệu tôm. Theo đó, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm gần 91% diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước với gần 596.000 ha. Trong đó, tôm sú là hơn 580.000 ha, còn lại là tôm chân trắng. Sản lượng tôm nước lợ của vùng này đạt 431.570 tấn nhưng chỉ đáp ứng được 60-70% công suất chế biến của các nhà máy ở đây. Vì thế, để giải quyết bài toán nguyên liệu, doanh nghiệp phải nhập khẩu để bù đắp sự thiếu hụt.

Trong bối cảnh nhu cầu tôm trên thị trường thế giới tăng cao trong khi nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu chế biến để cung ứng cho thị trường thế giới buộc các doanh nghiệp chế biến trong nước phải tăng cường nhập khẩu.

Thậm chí có thời điểm tôm nguyên liệu nhập khẩu trở thành “cứu tinh” cho nhiều doanh nghiệp chế biến trong nước bởi sự cạnh tranh thu mua từ thương lái nước ngoài ngay tại những vựa tôm chính, ngay trong vụ thu hoạch chính.

Ở một số nước trên thế giới, họ áp dụng chính sách khá linh hoạt cho vấn đề này. Đó là cho phép nhập khẩu nguyên liệu trong những tháng không phải chính vụ và hạn chế nhập khẩu trong những thời điểm thu hoạch. Tuy nhiên, đối với tôm nuôi ở Việt Nam thì mô hình nuôi quảng canh hiện nay vẫn chiếm ưu thế với loài nuôi chủ lực là tôm sú. Tôm được thu hoạch gần như quanh năm, tuy nhiên khi nhu cầu từ thị trường thế giới tăng lên thì nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu tất yếu vẫn xảy ra.

Không chỉ có vậy, giá tôm nhập khẩu thường rẻ hơn so với tôm sản xuất trong nước (do chi phí sản xuất trong nước cao) cũng là một trong những nguyên nhân gia tăng nhập khẩu tôm nguyên liệu.

Có lẽ điều mà doanh nghiệp trông đợi từ cơ quan quản lý chính là tăng cường năng lực quản lý và kiểm soát chất lượng hàng xuất nhập khẩu để đảm bảo an toàn chất lượng cho nguyên liệu đầu vào, đảm bảo ổn định sản xuất, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu chứ không phải là các quy định tạo thêm khó khăn cho doanh nghiệp. 

Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhật Bản: Miễn học phí trường tư gây lo ngại rời bỏ trường công

Quyết định của Nhật Bản về việc miễn học phí trung học phổ thông, bao gồm cả các trường tư thục, đang làm dấy lên mối lo ngại sâu sắc từ các nhà giáo dục và chuyên gia chính sách.

Nhật Bản: Miễn học phí trường tư gây lo ngại rời bỏ trường công

Điểm tin 18h: Hàng Việt sẽ hiện diện nhiều hơn ở Nam Mỹ; 'Thảm họa 100 năm' tại bang Texas

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình "Điểm tin cùng bạn 18h" hôm nay, ngày 7-7-2025

Điểm tin 18h: Hàng Việt sẽ hiện diện nhiều hơn ở Nam Mỹ; 'Thảm họa 100 năm' tại bang Texas

Luyện thi chứng chỉ CELPIP, CAEL cùng UCA Academy

Trên hành trình chinh phục mục tiêu định cư và du học Canada, một trong những trở ngại lớn nhất với nhiều người Việt chính là điểm số tiếng Anh.

Luyện thi chứng chỉ CELPIP, CAEL cùng UCA Academy

Tủ lạnh Toshiba NaturePURE 711L - ‘siêu thị mini’ ngay tại nhà

Xu hướng mua sắm thực phẩm theo tuần ngày càng phổ biến tại các gia đình hiện đại, đặt ra nhu cầu về tủ lạnh có không gian lưu trữ lớn hơn hơn. Nắm bắt xu hướng này, Toshiba cho ra mắt tủ lạnh NaturePURE với dung tích 711L.

Tủ lạnh Toshiba NaturePURE 711L - ‘siêu thị mini’ ngay tại nhà

Doanh số tăng trưởng, Toyota duy trì ưu đãi lên đến 100% lệ phí trước bạ

Toyota đã hoàn thành cột mốc doanh số tích lũy 1 triệu xe ngay sau ngày đầu tiên của tháng 7, tiếp tục duy trì ưu đãi hấp dẫn cho khách mua xe.

Doanh số tăng trưởng, Toyota duy trì ưu đãi lên đến 100% lệ phí trước bạ

Học ngành công nghệ kỹ thuật hạt nhân: Cơ hội việc làm thế nào?

Kỹ sư công nghệ kỹ thuật hạt nhân không chỉ làm trong nhà máy điện hạt nhân mà có thể làm kỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành thiết bị bức xạ trong y học, thiết bị kiểm tra không phá hủy trong công nghiệp…

Học ngành công nghệ kỹ thuật hạt nhân: Cơ hội việc làm thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar