16/11/2024 10:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cần có cuộc cách mạng tinh giản

Chuyện tinh gọn biên chế trong các cơ quan nhà nước vốn đã được triển khai từ lâu rồi. Từ mấy chục năm trước, khi bắt đầu chuyển sang Đổi mới, chúng ta đã nghe tới "giảm biên".

Cần có cuộc cách mạng tinh giản - Ảnh 1.

Công chức TP Thủ Đức sau khi sáp nhập từ các quận 2, 9 và Thủ Đức - Ảnh: TỰ TRUNG

Nhưng rồi cứ "lò dò" cho tới bây giờ nhiều việc vẫn giậm chân tại chỗ, tiến triển không đáng kể.

1. Ở bất cứ thời kỳ nào, một chỗ làm trong cơ quan nhà nước vẫn là mơ ước của nhiều đối tượng. Có người đến đó để cống hiến, để làm việc nghiêm túc, phát huy năng lực.

Có người đến để kiếm chỗ nhàn thân, yên ổn, ít lo toan bị sa thải. Có người đến để lợi dụng, kiếm chác. Cũng có người đến bởi cái danh hão hay bởi cái gì đó khác nữa...

Không phải bây giờ mà ngay cả trước đây, mọi người đều biết các cơ quan nhà nước, nhất là bộ máy hành chính, rất cồng kềnh và thấp thoáng lề lối vận hành theo kiểu... hành là chính.

Nhiều cán bộ, công chức ở cơ quan nhà nước vẫn luôn miệng kêu bận rộn, họp hành suốt ngày. Họ có kêu thế và có kêu hơn nữa thì cứ phải khẳng định rằng chỉ một số người có "trăm công ngàn việc", số còn lại vẫn chỉ là "ngồi chơi xơi nước".

Đại biểu Quốc hội nói không ngoa khi phản ánh: "Có bộ trưởng nói với tôi, giảm 30 - 40% biên chế thì bộ của ông ấy vẫn không hề hấn gì".

2. Có vô số nguyên nhân dẫn tới sự phình to biên chế tại các cơ quan nhà nước, đáng kể hơn cả vẫn là do thủ tục hành chính phiền hà, nhiêu khê. Tổng Bí thư Tô Lâm nói: "Một cái giấy khai sinh mà có tới 5 - 6 cơ quan phải tham gia vào".

Đó mới chỉ là cái giấy khai sinh nhỏ nhoi thôi, còn như giấy tờ liên quan tới đất đai, xây dựng nhà cửa, đóng thuế, thành lập doanh nghiệp, cấp phép dự án... thì phải đi qua cả rừng thủ tục với đủ loại nhân sự phụ trách mỗi người một khâu.

Nói thế nào thì nói, nguyên nhân hàng đầu khiến các cơ quan nhà nước không thể tinh gọn chính là sự thiếu chấp hành kỷ cương cũng như quyết tâm của các cấp lãnh đạo. Nhiều chính sách, quy định đã được ban hành, nhưng lấn cấn đủ thứ khi đưa vào thực tế.

Vướng thì phải gỡ, tiếc thay là không mấy ai muốn gỡ, cứ vương vấn mãi nếp làm cũ kỹ, cái lợi thô thiển trước mắt, đặc biệt là loanh quanh bởi câu hỏi: "Giải quyết thế nào với người dôi dư?".

Đến lúc phải cương quyết thôi, dứt khoát bỏ hẳn những thủ tục rắc rối, đoạn tuyệt với lối mòn xưa cũ, mạnh dạn cắt đứt những cơ cấu rườm rà, nhân sự thừa thãi. Từ đó tiến tới chuẩn hóa bộ máy, rồi khoán lương và khoán biên chế trên cơ sở hợp lý, khoa học.

3. Cơ cấu phức tạp của các cơ quan nhà nước hiện nay đang đòi hỏi chúng ta phải thoát ra khỏi sự kiểm soát của những thói quen không phù hợp với tiêu chuẩn văn minh.

Muốn phục vụ dân một cách hiệu quả, mọi cơ quan nhà nước phải gọn nhẹ, hoạt động thông suốt. Như thế thì không cần phải có những cán bộ ham hố quyền lực hoặc những người vô trách nhiệm, vô công rỗi nghề ngồi chễm chệ ở các cơ sở công quyền lẫn tổ chức đoàn thể - xã hội.

Đến lúc phải có một cuộc cách mạng thật sự trong công cuộc "giảm biên", nếu cứ để khoản chi lương bổng chiếm tới hơn 60% ngân sách nhà nước thì đất nước không thể phát triển và vươn mình như mong muốn của mọi người.

'Có bộ trưởng nói với tôi nếu bộ giảm 30-40% biên chế chẳng hề hấn gì'

Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim (Nam Định) cho hay có bộ trưởng nói với ông rằng nếu 'bộ tôi giảm 30-40% biên chế chẳng hề hấn gì'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Cây gia đình và bông lúa

Chiếc xe của nhà tôi vừa đủ chỗ cho tám người trong gia đình: cha mẹ tôi, tôi và con trai, vợ chồng em trai cùng hai đứa con nhỏ.

Cây gia đình và bông lúa

Cần tiếp tục nghiên cứu giảm án tử hình

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, trong đó bỏ hình phạt tử hình ở 8/18 tội danh là bước tiến, thể hiện tính nhân văn.

Cần tiếp tục nghiên cứu giảm án tử hình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar