22/07/2025 07:33 GMT+7

Cần chú ý phòng các bệnh nào trong mùa mưa bão?

Hiện đang là mùa mưa bão và người dân phải đối mặt với nguy cơ thiên tai, ngập lụt và dịch bệnh truyền nhiễm.

mưa bão - Ảnh 1.

Bác sĩ Nguyễn Nguyên Huyền tư vấn cho bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - Ảnh: BVCC

Bên cạnh những thiệt hại thấy rõ do bão lũ, sạt lở đất, thì một mối nguy âm thầm nhưng không kém phần nguy hiểm chính là nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm trong và sau mưa lũ.

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Nguyên Huyền - giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) - cho hay nước lũ mang theo vi khuẩn, vi rút, rác thải, xác động vật và nhiều nguồn lây nhiễm khác tràn lan ra môi trường sống, khiến điều kiện vệ sinh bị xáo trộn nghiêm trọng.

"Đây là cơ hội để một loạt bệnh truyền nhiễm phát sinh và lây lan nhanh chóng, đặc biệt ở những khu vực bị chia cắt, thiếu nước sạch, thiếu thực phẩm đảm bảo vệ sinh", bác sĩ Huyền nhấn mạnh.

Theo đó, các bệnh thường gặp nhất sau mưa bão bao gồm: tiêu chảy cấp, tả, lỵ, viêm gan A, bệnh đường hô hấp, đau mắt đỏ, các bệnh ngoài da và sốt xuất huyết.

Một số bệnh có thể lây lan nhanh thành ổ dịch nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Đáng lo ngại, nhiều triệu chứng ban đầu thường bị người dân bỏ qua hoặc tự điều trị tại nhà, dễ dẫn đến biến chứng nặng.

Người dân cần làm gì để phòng bệnh trong mùa mưa lũ?

Thứ nhất, chuyên gia này khuyến cáo người dân cần giữ gìn vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, không ăn gia súc, gia cầm chết. Khi khu vực bị ngập, chia cắt, hãy ưu tiên thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói an toàn như mì gói, lương khô, nước đóng chai.

Thứ hai, hãy bảo vệ nguồn nước sinh hoạt. Nếu giếng khoan, giếng khơi bị ngập, cần thau rửa, lọc và khử trùng theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Không nên dùng nước bẩn để rửa mặt, tắm, giặt quần áo hay để trẻ em chơi đùa.

Thứ ba, người dân cần tích cực phòng sốt xuất huyết, một dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp trên cả nước. Diệt lăng quăng, đậy kín các dụng cụ chứa nước, loại bỏ vật dụng có thể đọng nước và ngủ màn kể cả ban ngày là những biện pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả.

Đối với bệnh ngoài da và đau mắt đỏ, tuyệt đối tránh để cơ thể tiếp xúc lâu với nước ngập. Sau khi đi qua vùng nước lũ nên rửa sạch tay chân bằng nước sạch, lau khô kẽ tay, kẽ chân. Không dùng chung khăn mặt, chậu rửa với người khác.

Điều quan trọng nhất là khi có biểu hiện nghi ngờ bệnh - sốt, tiêu chảy, nổi ban, đau mắt, ho sốt kéo dài… người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn. Không tự ý dùng thuốc hay điều trị tại nhà vì có thể khiến bệnh diễn tiến nặng và gây lây lan trong cộng đồng.

Sau bão lũ có nguy cơ xảy ra dịch bệnh, người dân phòng tránh như thế nào?

Khi bão lũ xảy ra gây ô nhiễm về môi trường làm vi rút, vi khuẩn phát sinh, phát triển khiến bệnh truyền nhiễm gia tăng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bayer hợp tác nâng cao hiệu quả tầm soát và điều trị ung thư đường tiêu hóa

Vừa qua, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM và Bayer Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược nhằm đẩy mạnh tầm soát sớm, tối ưu điều trị và hỗ trợ người bệnh ung thư đường tiêu hóa.

Bayer hợp tác nâng cao hiệu quả tầm soát và điều trị ung thư đường tiêu hóa

Thuốc bị buộc tiêu hủy của Công ty CP Dược trung ương 3 đã lọt ra ngoài như thế nào?

Cơ quan chức năng đã chỉ ra các hành vi vi phạm của Công ty cổ phần Dược trung ương 3 liên quan số thuốc buộc tiêu hủy nhưng lọt ra ngoài.

Thuốc bị buộc tiêu hủy của Công ty CP Dược trung ương 3 đã lọt ra ngoài như thế nào?

Bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Kim Thu qua đời

Ngày 21-7, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM và tỉnh An Giang báo tin buồn: bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Kim Thu (phu nhân nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh) qua đời ngày 20-7, hưởng thọ 73 tuổi

Bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Kim Thu qua đời

Hành trình giọt máu vàng cứu người ở Bệnh viện Chợ Rẫy

Để có được túi máu cấp cứu và điều trị cho người bệnh phải trải qua nhiều bước: từ vận động hiến máu nhân đạo, đến tổ chức lấy máu, xét nghiệm sàng lọc, điều chế, bảo quản máu và cuối cùng là cấp phát theo kế hoạch.

Hành trình giọt máu vàng cứu người ở Bệnh viện Chợ Rẫy

Bảo quản hành và khoai tây cùng nhau không gây nguy hiểm chết người

Một video trên mạng cảnh báo việc bảo quản hành củ và khoai tây cùng nhau gây tử vong cho trẻ em, nhưng thông tin này là sai.

Bảo quản hành và khoai tây cùng nhau không gây nguy hiểm chết người

Vừa điều trị ung thư, vừa giải đề: 'Chiến binh K’ xuất sắc đạt 28 điểm kỳ thi đại học

Nhận kết quả thi THPT quốc gia với 28 điểm khối A00, nam sinh Trương Huy Bách và gia đình không kìm nén được niềm hạnh phúc. Bởi lẽ đây là thành quả của sự nỗ lực, chiến đấu không ngừng của Bách suốt hơn 2 năm qua khi em vừa điều trị bệnh ung thư.

Vừa điều trị ung thư, vừa giải đề: 'Chiến binh K’ xuất sắc đạt 28 điểm kỳ thi đại học
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar