09/12/2020 18:33 GMT+7

Cận cảnh robot khảo sát cống ngầm ở TP.HCM

LÊ PHAN
LÊ PHAN

TTO - Sau khi cống thoát nước được nạo vét, các kỹ sư cho robot chạy ngầm bên trong để khảo sát các khiếm khuyết hệ thống thoát nước, phát hiện kịp thời các sự cố.

Cận cảnh robot khảo sát cống ngầm ở TP.HCM - Ảnh 1.

Hệ thống camera 360 độ giúp chụp mọi ngóc ngách của cống ngầm - Ảnh: LÊ PHAN

Tuổi Trẻ Online theo chân nhóm công nhân thoát nước Xí nghiệp thoát nước Nam thành phố (Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP.HCM) để ghi lại quá trình này.

Sau nhiều ngày thực hiện nạo vét bùn thải, rác rến, chai lọ dồn ứ trong lòng cống, đêm 8-12 nhóm công nhân, kỹ sư công ty bắt đầu cho robot vào lòng cống để khảo sát các khiếm khuyết. Vị trí khảo sát là đường cống thoát nước tại quốc lộ 50 giao với đường Tạ Quang Bửu (giáp ranh quận 8 và huyện Bình Chánh).

Robot có kết nối với một xe điều khiển được cho vào lòng cống, một nhân viên thông qua hệ thống camera điều khiển robot chạy bên trong cống và chụp hình lại các ngóc ngách bên trong, nơi con người không đến được.

Tại một vị trí khảo sát, robot phát hiện một vết hở nơi tiếp xúc giữa hai cống. Khiếm khuyết này được các kỹ sư đánh giá khá nguy hiểm, nếu để lâu ngày có thể làm xói lở đất nền gây sụt lún mặt đường phía trên, thậm chí là hố tử thần.

Vị trí vết hở được chụp lại ở nhiều góc độ, sau đó sẽ được báo cáo lên cơ quan chức năng tiến hành khắc phục.

Bộ thiết bị khảo sát cống ngầm gồm một chiếc xe tải chuyên dụng bên trong có phòng làm việc, hệ thống máy tính, phần mềm chuyên dụng của nhà cung cấp để công nhân điều khiển robot và 2 con robot khảo sát tùy vào tiết diện cống lớn hay nhỏ...

Nguyên một bộ thiết bị khảo sát cống ngầm được nhập từ Mỹ với giá 4 tỉ đồng.

Cận cảnh robot khảo sát cống ngầm ở TP.HCM - Ảnh 2.

Gắn hệ thống kết nối giữa xe điều khiển và robot - Ảnh: LÊ PHAN

Cận cảnh robot khảo sát cống ngầm ở TP.HCM - Ảnh 3.

Anh Nguyễn Văn Cường, nhân viên điều khiển robot khảo sát cống ngầm (Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP.HCM) đang chụp lại vị trí cống có khiếm khuyết - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Cận cảnh robot khảo sát cống ngầm ở TP.HCM - Ảnh 4.

Đưa robot vào lòng cống - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Cận cảnh robot khảo sát cống ngầm ở TP.HCM - Ảnh 5.

Trước khi cho robot vận hành, các công nhân thoát nước đô thị phải dọn sạch rác và bùn thải trong cống - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Cận cảnh robot khảo sát cống ngầm ở TP.HCM - Ảnh 6.

Có hai robot một lớn một bé được vận hành tùy vào tiết diện cống - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Cận cảnh robot khảo sát cống ngầm ở TP.HCM - Ảnh 7.

Cả robot và xe điều khiển trị giá 4 tỉ đồng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chàng kỹ sư xây dựng và con robot "thám hiểm" cống ngầm

Kỹ sư Xây dựng Nguyễn Minh Hưng (SN 1971) chuyên viên dự án Thoát nước và Vệ sinh môi trường TP Buôn Ma Thuột đã âm thầm tự mày mò chế tạo ra một con robot kiểm tra đường cống ngầm.

LÊ PHAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Sau khi tiêu diệt tế bào người, Entamoeba histolytica 'đội lốt' các tế bào này để tránh bị hệ miễn dịch phát hiện. Nó đang ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người mỗi năm và gây ra 70.000 ca tử vong.

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ cực quang sao Mộc là một thế giới hoàn toàn khác biệt: choáng ngợp, dữ dội và siêu thực.

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội đánh giá cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là cánh cửa rất quan trọng để các mô hình, công nghệ mới ra đời và lớn lên. Nhưng chấp nhận đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Các nhà khoa học phát hiện dấu hiệu cho thấy một lớp nước lỏng khổng lồ có thể tồn tại sâu dưới lòng đất sao Hỏa, hé lộ lời giải cho bí ẩn nước biến mất và mở ra hy vọng tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Rạng sáng 13-5, một ngọn núi lửa ở miền trung Philippines đã phun trào, tạo ra cột tro khổng lồ cao khoảng 4,5km bốc lên trời.

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar