19/10/2019 08:18 GMT+7

'Camera ngân sách'

TS TRẦN HỮU HIỆP
TS TRẦN HỮU HIỆP

TTO - Từ góc nhìn camera được lắp đặt bằng túi tiền ngân sách cho thấy gánh nặng ngân sách càng nặng hơn trước những quyết định chi tiêu. Bài học về tính hiệu quả, cấp bách của đầu tư công là bài học dài cần được 'soi camera' ở nhiều địa phương.

Chuyện tỉnh nghèo Sóc Trăng chi gần 1 tỉ đồng ngân sách lắp camera ở nhà riêng của cán bộ lãnh đạo gây ồn ào dư luận chưa lắng xuống, thì tỉnh Vĩnh Long lại chủ trương đầu tư gần 200 tỉ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh cũng liên quan đến "cái ghi hình".

Hệ thống 114 camera sẽ được tỉnh này trang bị thuộc dự án đầu tư công cải tạo, nâng cấp và lắp đặt bổ sung hệ thống camera giám sát an ninh trật tự và xử lý vi phạm giao thông ở TP Vĩnh Long.

Việc ứng dụng công nghệ, thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu phục vụ quản lý điều hành đô thị là cần thiết, nhất là trong thời đại 4.0.

Nhưng nhìn từ hiệu quả và sự cần thiết trong hoàn cảnh của những địa phương còn rất nhiều mối lo cơm áo gạo tiền khác, đặc biệt trong túi tiền ngân sách căn kéo của những tỉnh nghèo, nhu cầu bức xúc đầu tư phát triển y tế, giáo dục, giao thông, thì những chiếc camera ở Sóc Trăng hay Vĩnh Long thành những món hàng xa xỉ.

Hai câu chuyện mua camera bằng tiền ngân sách ở 2 tỉnh khác nhau, nhưng có điểm chung là những địa phương túi tiền ngân sách nhiều năm gặp khó. Sóc Trăng là tỉnh nghèo với tỉ lệ hộ nghèo đứng đầu vùng ĐBSCL, ngân sách cũng luôn gặp khó.

Theo quyết định 2610/QĐ-BTC ngày 21-12-2017 của bộ trưởng Bộ Tài chính công bố công khai số liệu mới nhất về dự toán ngân sách nhà nước các tỉnh, thành, tổng thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp năm 2018 của Sóc Trăng hơn 2.601 tỉ đồng, trong khi tổng chi 7.393 tỉ đồng, chỉ mới đảm bảo được khoảng 35%.

Vĩnh Long cũng là một tỉnh "túi tiền" eo hẹp, tổng thu ngân sách năm 2018 là 4.825 tỉ đồng, trong khi phải chi 6.320 tỉ đồng, đồng thời phải nhận trợ cấp hơn 1.000 tỉ đồng bổ sung các chương trình mục tiêu.

Đặt những chiếc camera được mua sắm từ tiền ngân sách eo hẹp của Sóc Trăng, Vĩnh Long... hay ở các tỉnh khác trước những tuyến đường bị ùn tắc, bệnh viện quá tải, người nghèo cơ nhỡ, trường lớp học tạm bợ, trẻ con bỏ học... của những tỉnh nghèo, thì 1 tỉ đồng của Sóc Trăng hay 200 tỉ đồng của Vĩnh Long hoặc các tỉnh khác sắp chi ra đều rất đáng suy ngẫm.

Và việc dùng "túi tiền ngân sách" trong những dự án đầu tư công này rất cần được giám sát chi tiêu chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả việc phục vụ nhân dân.

ĐBSCL đã được cảnh báo về tình trạng chậm phát triển, tụt hậu và ngày càng bộc lộ rõ. Khoảng cách này ngày càng lớn hơn cho thấy sự tụt hậu ngày càng xa của vùng đất giàu tiềm năng của quốc gia, trong khi ngân sách trung ương chi cho địa phương chưa đủ và ngân sách tự thân của các tỉnh, thành chưa đủ để nuôi mình.

Từ góc nhìn các camera được lắp đặt bằng túi tiền ngân sách cho thấy gánh nặng ngân sách càng nặng hơn trước những quyết định chi tiêu.

Vấn đề này không mới và gần như ai cũng thấy, nhưng biện pháp, giải pháp ưu tiên được chọn lựa đầu tư có thể khác nhau. Bài học về tính hiệu quả, tính cấp bách của đầu tư công là bài học dài cần được "soi camera" trong hoàn cảnh thực tế của nhiều địa phương.

Vĩnh Long chi 200 tỉ lắp hệ thống camera có lãng phí?

TTO - Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án lắp đặt thêm 114 camera và 3 trung tâm quản lý điều hành, với tổng vốn đầu tư gần 200 tỉ đồng.

TS TRẦN HỮU HIỆP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Cây gia đình và bông lúa

Chiếc xe của nhà tôi vừa đủ chỗ cho tám người trong gia đình: cha mẹ tôi, tôi và con trai, vợ chồng em trai cùng hai đứa con nhỏ.

Cây gia đình và bông lúa

Cần tiếp tục nghiên cứu giảm án tử hình

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, trong đó bỏ hình phạt tử hình ở 8/18 tội danh là bước tiến, thể hiện tính nhân văn.

Cần tiếp tục nghiên cứu giảm án tử hình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar