11/06/2023 10:53 GMT+7

Cảm xúc bản thân, trẻ cần một, cha mẹ cần mười

Việc rèn cách làm chủ cảm xúc bản thân, trẻ cần một, cha mẹ phải cần mười. Vì cha mẹ phải là cái cây lớn vững chãi cho trẻ tựa vào khi gặp dông bão.

Quán cà phê cạnh cổng một trường ở Hà Nội bỗng dưng đông bất thường từ sáng sớm. Hôm nay những học trò tuổi 15 dự thi vào lớp 10 cấp THPT. Những năm gần đây, kỳ thi này còn căng hơn kỳ tuyển sinh đại học.

Các thí sinh sau giờ làm bài môn ngoại ngữ chiều 6-6 tại điểm thi THCS Hà Huy Tập, quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Các thí sinh sau giờ làm bài môn ngoại ngữ chiều 6-6 tại điểm thi THCS Hà Huy Tập, quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Chủ quán cà phê phải kê thêm ghế nhựa cho khách. Rất nhiều cặp vợ chồng cùng cà phê, phần lớn trong số họ không ai nói chuyện với ai, mắt dán vào điện thoại. Chợt có tiếng người đàn ông kêu to khiến mọi người đều đổ dồn về phía đó. 

Anh chồng phát hoảng khi cô vợ bưng cốc cà phê uống ực cái hết, trong khi thường ngày không biết uống thứ "kích thích thần kinh" này. Cô vợ nhoẻn cười với mọi người xung quanh, thanh minh "con vào phòng thi cái là lo quá, chả biết mình uống gì nữa".

Sự "khai hỏa" của người phụ nữ uống nhầm cà phê vô hình trung khiến nhiều người có chung cảnh bắt đầu tâm sự. Lo lắng mất ngủ, hồi hộp, không thể nuốt được đồ ăn sáng, tăng xông vì con chậm suýt muộn thi... là những trạng thái mà các ông bố, bà mẹ kể cho nhau trong lúc bọn trẻ đang thi. 

Nghe những giãi bày đó, người không có con thi cũng phát hoảng. Vì bố mẹ căng như dây đàn thế thì con trẻ sẽ thế nào?

Chỉ biết mong có những "sợi dây đàn" sẽ không vì thế mà đứt. Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tương tự ở TP.HCM mới đây, một bức ảnh được mạng xã hội lan truyền ghi lại khoảnh khắc một nữ sinh khóc nức nở sau khi tan buổi thi. 

Cảm xúc buồn, vui đều được đẩy lên đỉnh điểm ở một kỳ thi như thế này phần nào phản ánh áp lực nặng nề đè lên vai những đứa trẻ ở tuổi mười lăm.

Trong gần 116.000 thí sinh Hà Nội dự thi vào lớp 10 năm nay chỉ có 55,7% được tuyển vào trường công lập. Đây là con số tương ứng với chỉ tiêu được giao cho các trường trên toàn thành phố. 

Nhưng nhìn vào từng quận, huyện thì tỉ lệ được tuyển vào trường công còn thấp hơn vì học sinh đông, trường học ít. Nhưng áp lực dồn xuống lũ trẻ không chỉ là những con số nêu trên. Phần lớn nó lại được đến từ cha mẹ.

Những vụ việc đau lòng do trẻ chịu áp lực nặng nề dẫn tới rối loạn tâm lý và những hậu quả tồi tệ hơn trong thời gian gần đây phần nào đã tác động đến các bậc phụ huynh. Không còn nhiều những người mất kiểm soát mắng con ngay tại điểm thi, chê trách, chỉ trích khiến trẻ có hành động tiêu cực. Nhiều vòng tay yêu thương hơn, nhiều sự vỗ về hơn và nhiều hơn nữa sự chăm bẵm.

Nhưng áp lực vẫn lớn vì sao? Vì trong ánh mắt của người lớn vẫn bộc lộ những lo âu, bấn loạn, cuống quýt đến mất ăn, mất ngủ, thậm chí uống thứ gì còn chẳng có cảm giác. Đó là những thứ dù không nói ra, trẻ con cũng cảm nhận được.

Rồi vô tình hoặc cố ý trong bữa ăn, bố mẹ nhắc với con cái kết quả thi trường chuyên này, trường điểm kia của "con nhà người ta". 

Vài người khoe điểm tốt của con trên mạng với quan điểm "con tôi giỏi thì tôi khoe" và nhiều người khác xem xong, rơi ngay vào cảm xúc tiêu cực: cay cú, lo âu, rồi xấu hổ, giấu giếm kết quả thi không tốt của con mình. Có người nặng lời với con chỉ để trút đi những cảm xúc tiêu cực mà mình vừa nạp lấy.

Áp lực vì thế nối dài sau cả kỳ thi. Rất nhiều người đã không nhận ra những tổn thương tâm lý của con vì nó diễn tiến âm thầm từ rất nhiều chuyện nhỏ tưởng như vặt vãnh thường ngày. Thôi thì cứ ôm, cứ yêu, cứ chăm bẵm nếu có điều kiện. 

Nhưng thứ trẻ cần hơn là sự vững tâm của cha mẹ. Là cách bỏ xuống sự sĩ diện để thực sự đồng hành với con cả khi chúng thành công hay thất bại.

Trong đề thi văn năm nay của Hà Nội có phần viết đoạn nghị luận xã hội về chủ đề "làm chủ cảm xúc bản thân". Nhiều giáo viên cho rằng đó là câu chuyện thời sự, thiết thực vì gần đây có quá nhiều chuyện học sinh mất kiểm soát về cảm xúc dẫn tới những hành vi, thái độ tiêu cực, ảnh hưởng đến cả sức khỏe, tính mạng.

Nhưng về việc rèn cách làm chủ cảm xúc bản thân, trẻ cần một, cha mẹ phải cần mười. Vì cha mẹ phải là cái cây lớn vững chãi cho trẻ tựa vào khi gặp dông bão. Những đứa trẻ ở tuổi mười lăm lại càng cần ở cha mẹ sự điềm tĩnh, sáng suốt để có thể chỉ cho con cách vượt qua khó khăn, cách đứng lên nếu như thất bại.

Có lẽ chủ đề môn văn hôm nay không chỉ dành cho thí sinh mà cho cả cha mẹ. Nên giúp con giảm bớt áp lực từ cách thay đổi chính bản thân mình.

Đề văn thi lớp 10 Hà Nội 'an toàn, không đột phá'

'Những ngôi sao xa xôi' vào đề văn kỳ thi lớp 10 Hà Nội năm nay. Các thí sinh nhận xét đề thi không khó, còn giáo viên nói đề an toàn, không có đột phá.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Bị cưỡng chế nhận lại bảo vệ, trường kêu cứu

Một quyết định cưỡng chế liên quan Trường tiểu học Pháo Đài 1 (Kiên Giang) là buộc nhà trường phải nhận lại nhân viên bảo vệ.

Bị cưỡng chế nhận lại bảo vệ, trường kêu cứu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar