28/02/2022 16:37 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cấm vận hàng không Nga, đường bay thế giới thay đổi ra sao

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Việc các nước đóng cửa không phận với Nga do chiến dịch quân sự của nước này ở Ukraine đang tạo ra những vùng trống trên bầu trời và ảnh hưởng lớn đến những hãng có chuyến bay đi qua Đông Âu đến châu Á.

Cấm vận hàng không Nga, đường bay thế giới thay đổi ra sao - Ảnh 1.

Hành khách lên máy bay tại sân bay Kaunas, Lithuania, ngày 14-2 - Ảnh: REUTERS

Ngày 27-2, Liên minh châu Âu tham gia cùng nhiều nước cấm máy bay Nga đi qua bầu trời khu vực này, trong khi Nga cũng đã có động thái tương tự với một số quốc gia châu Âu.

Các đòn trừng phạt hàng không sẽ gây ảnh hưởng lên hành khách, hãng hàng không và chi phí bay khi các máy bay phải đổi lộ trình bay thông thường.

Ông Mikael Robertsson, người đồng sáng lập dịch vụ theo dõi máy bay Flightradar24, nói với Đài CNN: "Do quy mô lãnh thổ Nga, các chuyến bay của nhiều hãng hàng không trên toàn thế giới đi qua không phận Nga mỗi ngày.

Từ Anh, thông thường khoảng một chục chuyến bay mỗi ngày đi qua Nga đến những nơi như Hong Kong và Ấn Độ. Từ EU, hàng trăm chuyến bay quá cảnh tại Nga trên đường đến các điểm đến ở châu Á. Từ Mỹ, hầu hết lưu lượng hàng hóa giữa Mỹ và châu Á đều đi qua ít nhất một phần nhỏ không phận của Nga".

Khoảng cách, thời gian và tiền bạc

Hiện tại, tác động từ việc cấm vận hàng không qua lại giữa phương Tây và Nga dự kiến chưa lớn do ngành hàng không vẫn chưa hồi phục sau dịch COVID-19, tuy nhiên nó sẽ gây sức ép không nhỏ nếu diễn ra trước dịch.

Lấy ví dụ đường bay từ London (Anh) đến Tokyo (Nhật Bản), các chuyến bay thường mất khoảng 11 - 12 giờ khi bay qua Nga và các nước vùng Bắc Âu.

Nếu phải tránh không phận Nga, tuyến bay sẽ phải hướng xuống phía nam, đi qua Trung Á và mất thêm đến 3 giờ bay. Lựa chọn thứ hai là hướng lên phía bắc, bay qua bang Alaska của Mỹ và tốn thêm 2 giờ bay.

"Tôi dự đoán phần lớn các chuyến bay sẽ bay về phía nam và đi đường dài, nhưng sẽ không ngạc nhiên nếu các hãng cân nhắc bay qua Alaska", chuyên gia Addison Schonland của tổ chức tư vấn AirInsight Group nói. Ông Schonland giải thích rằng thời tiết tại khu vực này hiện đang rất tốt.

Nếu việc trừng phạt tiếp tục mở rộng, sẽ có thêm nhiều chuyến bay giữa 2 khu vực Á - Âu phải thay đổi lộ trình.

Đối với Nga, việc này sẽ gây thiệt hại đáng kể do nước này thu phí quyền bay qua bầu trời hàng trăm triệu USD mỗi năm. Ở chiều ngược lại, các hãng hàng không sẽ phải tăng chi phí bay và hậu quả là các hành khách, công ty vận chuyển sẽ phải chi trả nhiều hơn.

Trước khi EU nhất trí đóng cửa không phận với Nga, các nước như Anh, Czech, Ba Lan, Bulgaria, Estonia, Latvia, Lithuania, Slovenia, Romania, Áo, Đức, Pháp, Bỉ, Ý, Tây Ban Nha và sau đó là các quốc gia Bắc Âu như Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Iceland cũng bắt đầu từ chối các máy bay Nga từ cuối tuần trước.

Đáp lại, Nga đã có biện pháp trả đũa Anh, Estonia, Latvia, Lithuania, Slovenia, Bulgaria, Ba Lan và Czech.

Châu Á chưa bị ảnh hưởng

Cấm vận hàng không Nga, đường bay thế giới thay đổi ra sao - Ảnh 2.

Tuyến bay từ Amsterdam (Hà Lan), Paris (Pháp) và Frankfurt (Đức) đi qua không phận Nga ngày 4-2 - Ảnh: Flightradar24

Các hãng hàng không châu Á hầu như chưa bị ảnh hưởng bởi không chịu các lệnh cấm vận. Đến trưa ngày 27-2, các hãng Cathay Pacific Airways, Korean Air, China Eastern Airlines và Air China vẫn có thể bay qua Nga.

Tuy nhiên, Hãng Korean Air cho biết đang chuẩn bị sẵn các kế hoạch dự phòng. "Nếu toàn bộ không phận Nga bị đóng, các chuyến bay đến và đi từ châu Âu của chúng tôi sẽ bị tác động", người phát ngôn của hãng nói với Hãng tin Bloomberg.

Ngoài ra, nếu cấm vận mở rộng ra ngoài khu vực châu Âu thì các hãng châu Á sẽ bị ảnh hưởng nặng vì nhiều đường bay đến Bắc Mỹ và châu Âu từ khu vực này phải đi qua vùng Siberia.

"Châu Á ít bị cuốn vào tình hình Nga - Ukraine. Châu Á cũng đang đi sau trong việc mở cửa và hồi phục" từ các biện pháp hạn chế chống dịch COVID-19 khiến phần lớn giao thông hàng không bị trì trệ hơn 2 năm qua, nhà phân tích hàng không Brendan Sobie nhận định.

Bên cạnh đó, châu Á có thể là "cứu cánh" cho các hãng hàng không châu Âu trước những biện pháp cấm vận.

Những liên minh hàng không toàn cầu như Oneworld, SkyTeam và các thỏa thuận thương mại với những hãng hàng không châu Á để vận chuyển hành khách của nhau sẽ giúp đường bay về phía đông các hãng châu Âu tránh bị gián đoạn.

Các hãng hàng không Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi Ukraine đóng cửa không phận

TTO - Các hãng hàng không Việt Nam khai thác chuyến bay đến châu Âu đã chủ động né không phận Ukraine, Belarus khi quan hệ giữa Nga và Ukraine căng thẳng nên không bị ảnh hưởng bởi Ukraine đóng cửa không phận.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Nga Ukraine hàng không

Tin cùng chuyên mục

Nhiều người Việt muốn lãi cao nhưng chọn đầu tư thận trọng

Xu hướng phân bổ tài sản của nhiều người Việt vẫn nghiêng về bất động sản (31%) và vàng (14%), phản ánh tâm lý chuộng tài sản hữu hình, thiên về “giữ tiền” hơn tối ưu lợi suất.

Nhiều người Việt muốn lãi cao nhưng chọn đầu tư thận trọng

Giá vàng thế giới lại lao dốc, vàng miếng SJC giảm 400.000 đồng/lượng

Từ mức trên 3.340 USD/ounce tối hôm qua, hôm nay (9-7) giá vàng thế giới đã bốc hơi chỉ còn 3.295 USD/ounce.

Giá vàng thế giới lại lao dốc, vàng miếng SJC giảm 400.000 đồng/lượng

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Cà Mau sẽ kỷ luật chủ đầu tư nếu đến cuối năm giải ngân vốn đầu tư công không đạt 80%

Trước tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công kéo dài tại nhiều dự án trọng điểm, chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã phát đi “tối hậu thư”, đến cuối năm 2025 chủ đầu tư nào giải ngân không đạt 80% kế hoạch vốn sẽ bị xem xét kỷ luật.

Cà Mau sẽ kỷ luật chủ đầu tư nếu đến cuối năm giải ngân vốn đầu tư công không đạt 80%

Giá đồng tăng kỷ lục sau đe dọa áp thuế 50% của ông Trump

Giá đồng đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục sau khi ông Trump cho biết có kế hoạch áp thuế 50% đối với tất cả đồng nhập khẩu vào Mỹ.

Giá đồng tăng kỷ lục sau đe dọa áp thuế 50% của ông Trump

Giải mã 'bom hẹn giờ' thuế quan

Tổng thống Donald Trump dọa áp thuế 14 nước, gây áp lực lớn cho đàm phán thương mại trước thời hạn chót mới là ngày 1-8.

Giải mã 'bom hẹn giờ' thuế quan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar