19/07/2014 02:25 GMT+7

Cảm ơn cô đã cho con lưu ban

NHÂN NGHĨA (giáo viên Trường tiểu học Phước Hội 2, thị xã La Gi, Bình Thuận)
NHÂN NGHĨA (giáo viên Trường tiểu học Phước Hội 2, thị xã La Gi, Bình Thuận)

TT - Nhìn cháu Tuấn cầm quyển sách đọc bài vanh vách, chị Hoa cười nói với tôi: “Tuấn năm nay 8 tuổi, đang học lớp 2.

Cũng may nhờ được ở lại năm lớp 1 nên cháu mới biết đọc như thế, chứ như chị nó mang tiếng học đến lớp 5 mà cũng như mù chữ, đánh vần thì tháng năm một tiếng, tháng mười một tiếng.

Rõ chán!”.

Nói rồi chị kể con gái đầu của chị sinh non nên bệnh quanh năm. Vì thế trí tuệ cũng kém hơn các bạn cùng trang lứa. Năm cháu học lớp 1, gần hết năm mà chỉ nhớ được chữ cái, đọc đánh vần từng tiếng, chỉ đọc được một số từ đơn giản. Làm toán rất yếu, viết chữ còn sai nhiều lỗi.

“Tôi cứ nghĩ cuối năm nhất định cháu sẽ lưu ban. Mà tôi cũng thích thế, để cháu học lại lớp 1, chắc chắn năm sau sẽ khá hơn. Nhưng bất ngờ thay, cháu lại được lên lớp. Ngày đi họp phụ huynh nghe thông báo, tôi ngạc nhiên vô cùng. Vì thế tôi đã xin cho cháu ở lại. Cô giáo nói: “Em thông cảm, cháu thi đủ điểm thì phải lên lớp, tôi đâu có quyền giữ lại. Hơn nữa, bây giờ mọi số liệu đã kết, báo cáo lên nhà trường cả rồi, làm sao sửa được đây”. Nói rồi cô an ủi tôi về ráng kèm cháu thêm, chứ ở lại thì mất công một năm nữa” - chị Hoa kể.

Chị nói tiếp: “Và những năm học sau đó cứ mỗi lần được mời họp phụ huynh, tôi đều nhận được những lời nhận xét về con là học quá yếu ở tất cả các môn, nhưng năm nào cháu vẫn được lên lớp. Mặc dù đã học tới lớp 5, mỗi khi đọc bài cháu vẫn phải đánh vần từng tiếng một cách khó nhọc. Tôi nghĩ giá cháu được ở lại lớp 1 có lẽ đã biết đọc rồi, vì từ lớp 2 trở lên không còn tiết học vần để hướng dẫn cho các em biết ghép từng âm, vần, mà phải đọc trơn từng câu, cả bài. Em nào đọc yếu sẽ đuối dần”.

Đến cháu Tuấn, rút kinh nghiệm đứa đầu, chị đến trường xin cô giáo cho bé Tuấn ở lại lớp 1. Sau khi nghe chị trình bày nguyện vọng, cô nói: “Lớp mà có học sinh lưu ban, giáo viên sẽ mất điểm thi đua. Nhưng nếu cho bé lên lớp 2 thì thật tội cho cháu, có thể sẽ mù chữ luôn đó”. Và cô giáo đã đồng ý cho Tuấn ở lại. Hết năm lớp 1 cháu tiến bộ hẳn, đọc chữ không còn đánh vần như trước, viết bài đẹp hơn và làm toán cũng nhanh hơn. Thật bất ngờ, Tuấn đã đạt học sinh giỏi. “Tôi cảm ơn cô giáo đã cho con tôi ở lại lớp, cháu mới được kết quả như vậy” - chị Hoa nói.

Theo kinh nghiệm dạy học của nhiều giáo viên tiểu học, đặc biệt là giáo viên lớp 1: Nếu trẻ đọc còn yếu thì nên để học lại lớp 1. Vì nếu cho lên lớp sẽ khó lòng biết đọc tốt hơn. Đọc yếu, các em không viết được chính tả, không đọc được yêu cầu để giải toán, không thể làm được tập làm văn... Học yếu, các em sẽ tự ti vì thua chúng bạn và nảy sinh tư tưởng buồn chán, dẫn đến kết quả học tập ngày càng sa sút hơn.

NHÂN NGHĨA (giáo viên Trường tiểu học Phước Hội 2, thị xã La Gi, Bình Thuận)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh đạt 5 danh hiệu thủ khoa toàn quốc: Chọn ngành kỹ thuật nhưng yêu văn, làm thơ, viết rap

Nguyễn Việt Hưng - học sinh Trường THPT chuyên Chu Văn An, Hà Nội - gây chú ý khi đạt điểm số 'khủng' tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, đồng thời là thủ khoa khối A01, C01, D01 và D11.

Nam sinh đạt 5 danh hiệu thủ khoa toàn quốc: Chọn ngành kỹ thuật nhưng yêu văn, làm thơ, viết rap

Vào 'lò luyện' robot đi thi quốc tế

Giành ngôi vô địch vòng quốc gia robocon Việt Nam vào giữa tháng 6-2025, các sinh viên đội LH-UDS từ Trường ĐH Lạc Hồng đang chuẩn bị hướng đến vòng chung kết sắp tới.

Vào 'lò luyện' robot đi thi quốc tế

Hành trình 16 năm YOLA qua 10000+ lời review

Tháng 7-2025, Hệ thống đào tạo tiếng Anh YOLA kỷ niệm 16 năm thành lập, đánh dấu cột mốc quan trọng trên hành trình xây dựng một môi trường học tập chất lượng cao.

Hành trình 16 năm YOLA qua 10000+ lời review

Trường 30 năm '0 đồng ngân sách' đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì

Ngày 13-7, Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập trường.

Trường 30 năm '0 đồng ngân sách' đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) sẽ tiếp tục đến với khán giả chương trình Khám phá trường học của báo Tuổi Trẻ lúc 19h tối nay 12-7.

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

PGS.TS Lưu Bích Ngọc - chánh văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực - cho rằng đó là một trong những điểm nghẽn của quá trình tự chủ đại học.

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar