24/01/2025 10:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cái Tết cuối chộn rộn ở xóm nhà kênh Đôi

AN VI
và 1 tác giả khác

Không khí Tết đã len lỏi vào từng căn nhà nằm ven trên dòng kênh Đôi (quận 8, TP.HCM) với những chộn rộn và cả lưu luyến.

Xóm nhà ven kênh Sài Gòn chộn rộn chờ xuân sang - Ảnh 1.

Qua Tết, nhiều gia đình ở xóm ven dòng kênh Đôi sẽ nhận tiền đền bù đến nơi ở mới - Ảnh: NGUYỄN THÔNG

Tìm đến đường Nguyễn Duy (quận 8) vào một chiều cuối năm khi nhiều người dân vẫn miệt mài làm việc. Họ nói ở đây đa phần là dân lao động, cứ làm kiếm tiền trước, ăn Tết trễ cũng được.

Trang hoàng nhà cửa cho cái Tết cuối ở kênh

Như ông Ngô Văn Sơn (52 tuổi, ngụ quận 8) đang ngồi lùa vội hộp cơm bên cạnh đống xà bần của những nhà tháo dỡ rời đi sau khi nhận được tiền bồi thường. Đã hơn 16h nhưng đây là bữa trưa của ông Sơn sau khi chở chuyến hàng của khách về.

Hỏi chuyện Tết nhất, ông Sơn cười: "Tui ăn Tết trễ lắm, mà nói nào ngay cũng mua cục thịt, mấy quả trứng về kho đơn giản thôi".

Xóm nhà ven kênh Sài Gòn chộn rộn chờ xuân sang - Ảnh 2.

Ông Sơn đã mua cặp bưởi về chưng Tết - Ảnh: NGUYỄN THÔNG

Căn nhà sát kênh Đôi của ông Sơn khá nhỏ, khó bày biện gì nhiều, nhưng ông cũng mới mua cặp bưởi về để chưng bàn thờ. Trong bếp đã sẵn có hũ kiệu ngâm.

"Xóm này ăn Tết cũng bình thường, lao động nghèo nên không có khách khứa gì đông", ông Sơn cười, khoe hũ kiệu thơm phức mà ông tự tay ngâm hơn một tuần.

Người đàn ông đã gắn bó với căn nhà sát dòng kênh Đôi suốt 20 năm qua cho biết trong xóm có nhiều nhà đã nhận tiền đền bù di dời đến nơi ở mới.

"Chúng tôi đồng thuận hết rồi, chờ qua Tết nhận tiền bồi thường dọn đi thôi. Giờ cận Tết kiếm chỗ mới cũng khó, nên thôi ăn xong cái Tết, ra giêng đi kiếm cũng được", ông Sơn chia sẻ.

Trong khi đó bà Nguyễn Thị Phú (53 tuổi, ngụ quận 8) đã bắt đầu trang hoàng nhà cửa, nhưng không phải căn nhà ở xóm ven kênh này mà tại căn nhà mới bà vừa vay tiền mua ở Bình Tân.

"Tiền bồi thường thỏa thuận xong hết rồi, chỉ chờ giải ngân. Tui vay tiền của người quen mua trước căn giá rẻ ở Bình Tân để kịp đón Tết. Lấy tiền bồi thường rồi thì trả cho người ta", bà Phú bày tỏ.

Vậy là năm nay người phụ nữ có hơn 30 năm sống cạnh bờ kênh Đôi sẽ đón Tết trong căn nhà mới. Nhưng bà không khỏi lưu luyến: "Có lẽ Tết cũng đem đồ ăn về đây cúng kiếng, ăn uống với hàng xóm mấy chặp rồi mới chuyển hẳn lên kia".

Xóm nhà ven kênh Sài Gòn chộn rộn chờ xuân sang - Ảnh 3.

Bà Mừng trang trí Tết trong căn nhà của mình - Ảnh: NGUYỄN THÔNG

Sát gần đó, bà Dương Thị Mừng (55 tuổi, ngụ quận 8) đang cặm cụi dán hình trang trí Tết trên bức tường. 

Bước vào căn nhà nhỏ của bà, mùi sơn nước còn phảng phất. Bà Mừng nói cứ đều đặn 2 năm bà sẽ sơn lại nhà một lần cho mới. "Nhà nhỏ xíu, nhiều khi mua một thùng sơn về mà xài không hết, phải đem chia", bà Mừng chia sẻ.

Làm nghề sửa quần áo, cỡ 23 Tết bà Mừng sẽ nhận ít đồ lại và đến 26 Tết sẽ tạm ngưng để ăn Tết. 

"Tầm 26 Tết ra chợ mua ít bánh mứt, trái cây, thêm mấy cục thịt với cỡ chục trứng về kho nồi thịt cho có Tết", bà Mừng kể.

Mấy ngày Tết bà cũng chỉ quanh quẩn ở xóm ven kênh rồi chạy qua lại nhà mấy đứa con cách đó chừng 5km. Khách khứa đến thăm Tết, bà đều hẹn qua nhà con vì nhà của bà nhỏ hẹp, không tiếp đón được chu đáo.

"Cứ ăn Tết đã rồi tính"

Nói về câu chuyện di dời sau Tết, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết (54 tuổi, ngụ quận 8) cho hay: "Tết nhất tới rồi, cứ ăn Tết đã rồi tính. Tiền bồi thường đã ổn thỏa hết, chờ qua Tết là tôi dọn đi thôi, không có gì lấn cấn cả".

Cái Tết cuối chộn rộn ở xóm nhà kênh Đôi - Ảnh 5.

Bà Tuyết đã chuẩn bị cho cái Tết cuối cùng ở xóm ven kênh và sẵn sàng cho việc di dời - Ảnh: NGUYỄN THÔNG

Vừa khuấy ly trà cho khách, bà vừa luyến tiếc chiếc xe nước giải khát của mình hiện tại. Theo bà, mỗi ngày chiếc xe này đem về từ 200.000 - 400.000 đồng. Sắp sửa đến chỗ mới, bà không biết chuyện buôn bán có được thuận lợi như vậy nữa không.

Bà dự tính sẽ mua căn nhà ở huyện Bình Chánh sau khi nhận tiền bồi thường. "Nhà cửa chắc chắn sẽ khang trang hơn những căn nhà xiêu vẹo sát mé kênh này, nhưng nói nào ngay mình lớn lên nhỏ giờ ở đây, rời đi sao không khỏi lưu luyến".

Bà Tuyết lật đi lật lại cuốn lịch nhẩm ngày Tết đến, định mua hai chậu hoa cúc đặt trước cửa nhìn cho có không khí.

Cái Tết cuối chộn rộn và lưu luyến ở xóm nhà kênh Đôi - Ảnh 6.

Bà Tuyết dự tính sẽ mua căn nhà ở Bình Chánh sau khi nhận tiền đền bù - Ảnh: NGUYỄN THÔNG

Chiều tà, sau khi sửa những bộ quần áo cuối cùng của khách gửi, bà Võ Thị Ánh Tuyết (49 tuổi, ngụ quận 8) bắt đầu làm hũ mắm đu đủ trộn thịt ba chỉ cho mấy ngày Tết.

Tết về trên xóm nhà kênh Đôi  - Ảnh 7.

Bà Tuyết chuẩn bị bánh mứt trang trí bàn thờ - Ảnh: NGUYỄN THÔNG

Trên bàn thờ, bánh mứt, câu đối đỏ cũng đã được bà bài trí bắt mắt. 

"Quà cáp thằng con trai làm công ty đem về nhiều lắm. 28, 29 Tết ra chợ mua thêm mấy trái dưa hấu về chưng. Qua Tết này nhận tiền bồi thường rồi tui cũng rời đi, nên thôi ráng bày biện, trang trí căn nhà cho xôm xôm, ăn cái Tết cuối ở đây", bà Tuyết chia sẻ.

Tết về trên xóm nhà kênh Đôi  - Ảnh 8.

Món đu đủ trộn thịt ba chỉ đang được bà Tuyết chuẩn bị cho những ngày Tết - Ảnh: NGUYỄN THÔNG

Ngoài tục cúng ông Táo, rước ông bà, nhiều người dân gắn bó với dòng kênh Đôi còn chuẩn bị thêm một mâm để cúng cầu, cúng kênh mong ước cho công việc làm ăn thuận lợi.

Năm nay bà Tuyết cũng tính mua thêm mấy ký heo quay, bánh tét để bày biện một mâm nhỏ cúng nhà cửa và con kênh trong cái Tết cuối ở đây.

Tết cứ thế chộn rộn và lưu luyến đến thật gần trong những ngôi nhà bên bờ kênh Đôi.

Cuộc sống trong những căn nhà 'siêu chật' ven kênh rạch TP.HCM

TP.HCM hiện có hơn 21.000 căn nhà ven kênh rạch. Nơi đó, người dân sống trong những căn nhà tạm bợ, chật chội vài chục mét vuông. Nhiều người mong muốn tìm được nơi ở mới để ổn định cuộc sống.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nước sông Hồng chảy xiết, tạm dừng vận hành phà quân sự ở Phong Châu

Sông Hồng đoạn qua khu vực cầu Phong Châu chảy xiết, Lữ đoàn Công binh 249 tạm dừng phục vụ người dân qua sông bằng phà quân sự.

Nước sông Hồng chảy xiết, tạm dừng vận hành phà quân sự ở Phong Châu

Phát sinh nhu cầu giải quyết vấn đề liên xã, ai sẽ chịu trách nhiệm điều phối?

Bộ Nội vụ nêu rõ căn cứ theo quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025, những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh.

Phát sinh nhu cầu giải quyết vấn đề liên xã, ai sẽ chịu trách nhiệm điều phối?

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Bài viết 'Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT' đăng trên Tuổi Trẻ Online đã thu hút rất nhiều lượt phản hồi của bạn đọc.

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Nên dời ga tàu hỏa để giảm kẹt xe ở nội đô TP.HCM

Thông tin đường sắt giao cắt đường Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Kiệm, quốc lộ 13 gây kẹt xe triền miên (Tuổi Trẻ Online 28-6) đã nhận được nhiều phản hồi và gợi ý giải pháp từ bạn đọc.

Nên dời ga tàu hỏa để giảm kẹt xe ở nội đô TP.HCM

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

Đây là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Những kỳ vọng đổi mới giáo dục mở ra cho học sinh nhiều cơ hội để phát triển năng lực bản thân chưa được như mong đợi vì cách thức ra đề thi.

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

Từ 1-7, cập nhật thông tin bảo hiểm xã hội trên VssID, VNeID để không bị mất quyền lợi

Từ 1-7, nếu không cập nhật căn cước công dân vào hồ sơ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội có thể bị từ chối giải quyết hồ sơ, ảnh hưởng quyền lợi.

Từ 1-7, cập nhật thông tin bảo hiểm xã hội trên VssID, VNeID để không bị mất quyền lợi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar