30/10/2013 01:57 GMT+7

Cái máy ghi âm

MAI HƯƠNG
MAI HƯƠNG

TT - Theo dự kiến, trong kỳ họp này Quốc hội sẽ thông qua Luật tiếp công dân. Từ chỗ chỉ là một phần nội dung trong Luật giải quyết khiếu nại, tố cáo, đến nay Luật tiếp công dân đang được xây dựng là luật độc lập hứa hẹn nâng cao tính dân chủ, tạo thêm cầu nối, cơ chế để người dân gần hơn với chính quyền.

Thế nhưng đọc dự thảo luật vẫn thấy thiếu nhiều thứ. Nói như các đại biểu Quốc hội thì cái cần không thấy có, cái có lại không thấy cần. Dự thảo luật bàn nhiều về trang phục của cán bộ tiếp công dân, trụ sở, địa điểm tiếp công dân.

Rồi trụ sở tiếp công dân phải khang trang, lịch sự, bảo đảm điều kiện vật chất được Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chuẩn. Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) nhận xét: “Người dân đến nơi tiếp công dân không đòi hỏi gì ngoài việc được lắng nghe, được giải quyết bức xúc, không mong muốn gì hơn là cán bộ tiếp dân đừng thờ ơ vô cảm, đừng đọc báo, nhắn tin, gọi điện thoại khi người dân đang trình bày”. Thế nhưng, chế tài xử lý cán bộ tiếp dân vi phạm lại chưa thấy đề cập trong luật.

Dự thảo luật quy định từng cấp, từng ngành phải tiếp công dân bao nhiêu lần trong tuần, trong tháng; nhưng nếu không thực hiện đúng quy định, không tiếp hoặc tiếp rồi không giải quyết thì phải chịu trách nhiệm thế nào lại không nói tới.

Về chuyện này, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM), cũng là chủ tịch HĐND TP.HCM, từng chia sẻ với Tuổi Trẻ: “Tôi có cảm nhận hiện nay “công năng nghe” của người đi nghe dân giống như cái máy ghi âm nhiều hơn: thu âm xong thì phát ra. Còn cơ quan có nhiệm vụ giải quyết thì mình lại không có cơ chế gì để ràng buộc họ thực hiện. Dân nói ai muốn nghe thì nghe, không nghe, không tiếp thu cũng không ai bị gì”.

Hiện nay, hệ thống để lắng nghe người dân đã phủ kín, từ tổ chức Đảng đến các cấp chính quyền, đoàn thể, từ trung ương cho tới khu phố, tổ dân phố. Nhưng cơ chế nào để lắng nghe dân thì chưa rõ ràng. Cơ chế không phải là tạo điều kiện để đi nghe, cử cán bộ mặc đồ đẹp hay xây chỗ nghe dân cho đẹp mà là nghe dân rồi phản ánh lại cho ai, ai tiếp thu, ai xử lý, giải quyết thế nào, phản hồi cho dân ra sao? Rồi phải định rõ ý kiến nào được tiếp thu, ý kiến nào không được tiếp thu, vì sao? Giải quyết tốt những vấn đề này mới gọi là dân chủ.

Và vị chủ tịch HĐND TP.HCM đã nói thật: “Mình nói mình dân chủ - điều đó là đúng rồi vì mình có pháp lệnh và quy chế dân chủ cơ sở, rồi trong Đảng mình cũng nói dân chủ. Nhưng mà cơ chế nào để thực hiện điều đó thì chưa rõ ràng. Nhiều người dân nói với tôi là phản ảnh của họ “một đi không trở lại”. Hội đồng nhân dân có cơ chế giám sát - nhưng Luật giám sát hội đồng nhân dân thì chưa có nên đâu chế tài được”.

Người dân nói với chính quyền không nằm ngoài hai mục đích: góp ý để xây dựng chính quyền và mong muốn chính quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Càng nghe dân nhiều thì càng có lợi cho chính quyền, càng tốt cho chính sách và càng chăm lo được cho dân nhiều hơn.

“Cấp, ngành nào ban hành chính sách không hợp lòng dân, dân đã phản ứng mà không nghe, đến khi ban hành gây thiệt hại cho dân, cho nước thì phải chịu trách nhiệm. Phải có cơ chế rõ ràng về trách nhiệm, về bồi thường thiệt hại cho nhân dân, cho quốc gia. Có thế người làm chính sách mới thận trọng. Như vậy mới công bằng” - đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm dứt khoát.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

MAI HƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar