04/03/2014 08:03 GMT+7

Cái chết đau lòng

PHƯƠNG TRÂM
PHƯƠNG TRÂM

TT - Ở một thành phố đất chật người đông như TP.HCM, tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên đến mức dần trở nên bình thường. Ấy thế mà sự kiện người đàn ông 60 tuổi tử vong tại chỗ do bị hàng rào tôn che chắn công trình tại quận 1 lấn, phải đi xuống lòng đường và bị một xe buýt ép chết vẫn làm nhiều người chạnh lòng. Ông chết tức tưởi quá!

Dẫu chưa rõ sự thể thế nào nhưng không ít người liên tưởng ngay đến lỗi của tài xế xe buýt. Tuy nhiên, nếu chỉ truy mỗi trách nhiệm của tài xế thì chưa đủ. Bởi lẽ theo ghi nhận của Tuổi Trẻ ngày 3-3, ở nơi rào chắn công trình, nhiều người đi bộ vẫn phải đi dưới lòng đường chung với các loại phương tiện khác nhau, trong đó có xe buýt. Nhiều tai nạn giao thông xảy ra do các rào chắn công trình hoặc lấn chiếm vỉa hè, hoặc quá cao che khuất tầm nhìn cả tài xế lẫn người đi đường. Có nghĩa là chính việc tổ chức thi công không bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình là “thủ phạm” đầu tiên dẫn đến các sự cố, vì vậy “thủ phạm” đó cũng phải có trách nhiệm tương xứng.

Đây không phải là lần đầu tiên ở TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác xảy ra tai nạn chết người đi đường vì những lý do liên quan đến thi công công trình. Lý do có thể khác nhau nhưng cùng có điểm chung, đó là những cái chết oan uổng. Nói là oan uổng bởi pháp luật đã có những quy định để ngăn chặn, hạn chế những tai nạn thương tâm này xảy ra. Theo điểm g khoản 1 điều 203 Bộ luật hình sự, người có hành vi vi phạm quy định về đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng người khác có thể bị xử lý tội cản trở giao thông đường bộ. Hướng dẫn thêm về hành vi vi phạm này, thông tư liên tịch 09/2013 (của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao) nêu: đó là hành vi không đặt biển báo, rào chắn hoặc đặt biển báo, rào chắn không đúng quy định khi thi công trên đường bộ; không thu dọn ngay các biển báo hiệu, rào chắn, phương tiện thi công, các vật liệu khác hoặc không hoàn trả phần đường theo nguyên trạng khi thi công xong. Trong Luật giao thông đường bộ, các nghị định của Chính phủ và thông tư của các bộ chức năng đều quy định rõ nhiệm vụ của đơn vị thi công, chủ đầu tư, đơn vị quản lý đường bộ trong việc bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn suốt quá trình thi công nhưng việc tuân thủ vẫn còn hạn chế. Để rồi có nhiều cái chết nhưng không mấy người trong các đơn vị này đứng ra chịu trách nhiệm.

Cứ thế này thì tai họa còn rình rập và không loại trừ còn xảy ra những cái chết đau lòng. Người dân không thể chấp nhận tình trạng này tái diễn. Muốn thế, phải chấm dứt ngay sự bất thường khi chủ đầu tư, đơn vị thi công có thể né trách nhiệm trước những thiệt hại mà họ đã gây ra cho cộng đồng. Trong từng vụ việc đã xảy ra, cần phải quy trách nhiệm, xử nghiêm, rốt ráo. Chỉ có thế, người dân khi ra đường mới có được cảm giác an toàn, tính mạng của họ không còn bị cướp đi bởi sự tắc trách, xem thường pháp luật của các chủ đầu tư, đơn vị thi công...

PHƯƠNG TRÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Cây gia đình và bông lúa

Chiếc xe của nhà tôi vừa đủ chỗ cho tám người trong gia đình: cha mẹ tôi, tôi và con trai, vợ chồng em trai cùng hai đứa con nhỏ.

Cây gia đình và bông lúa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar