01/11/2023 10:40 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cải cách tiền lương đi đôi với nâng chất cán bộ

Hiện quỹ tiền lương đạt khoảng 560.000 tỉ đồng, dư để đảm bảo nguồn thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1-7-2024 và trong khoảng ba năm từ 2024 - 2026 theo đúng nghị quyết 27 của trung ương.

Cán bộ UBND quận 1 (TP.HCM) giải quyết hồ sơ cho người dân - Ảnh: T.T.D.

Cán bộ UBND quận 1 (TP.HCM) giải quyết hồ sơ cho người dân - Ảnh: T.T.D.

Thông tin này được dư luận xã hội rất quan tâm, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức - những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và là đối tượng được thụ hưởng chính sách cải cách tiền lương này.

So với cách tính lương hiện nay, bảng lương mới với cán bộ, công chức, viên chức được xây dựng theo nghị quyết 27 có nhiều yếu tố mới. Nổi bật là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể.

Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động với những người làm công việc thừa hành phục vụ (những vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp).

Lương thấp nhất của công chức, viên chức khu vực công (những người làm công việc yêu cầu trình độ trung cấp) không thấp hơn mức lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực công.

Có thể thấy rõ sự ưu việt trong cách xây dựng bảng lương trong lần cải cách tiền lương này. Đây không đơn thuần là việc tăng lương, mà là sự cải cách trong phương pháp tính lương ở khu vực công.

Phương pháp tính lương không trên cơ sở mức lương cơ sở và hệ thống lương đã khắc phục được tình trạng "đến hẹn lại tăng lương" cho dù công chức, viên chức có mức độ đáp ứng nhu cầu công việc tốt hay chưa tốt.

Hay cứ không bị kỷ luật là lương tăng đều theo thâm niên. Rồi việc chưa rạch ròi giữa lương công chức, viên chức với chế độ hợp đồng lao động của những người làm công việc phục vụ, thừa hành cũng là bất cập.

Thực hiện chế độ cải cách tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức cũng được "cải cách" đáng kể, giảm độ chênh lệch giữa thu nhập từ lương với biên độ giá cả thực tế thị trường.

Cùng với đó, đảm bảo hơn đời sống vật chất cho đội ngũ người hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Điều này góp phần tạo thêm sức hấp dẫn từ khu vực công, là tiền đề để tuyển chọn và giữ chân người có năng lực, hạn chế tình trạng "chảy máu chất xám" từ khu vực công sang khu vực tư mà chúng ta còn đang trăn trở.

Tuy nhiên một điều đáng lưu ý nữa đó là để nguồn lực cải cách tiền lương ổn định và bền vững, cần thúc đẩy hơn nữa việc nỗ lực nâng cao năng suất lao động xã hội.

Khắc phục triệt để tình trạng cán bộ, công chức, viên chức đùn đẩy, né tránh công việc, ngại khó, ngại khổ. Khi mức lương tăng lên đòi hỏi đi đôi với tinh thần, thái độ trách nhiệm với công việc cũng phải được nâng cao hơn.

Song song với cải cách tiền lương cần thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa việc tinh giản biên chế, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị hành chính để đảm bảo một bộ máy sau sắp xếp vừa tinh, vừa gọn thực sự, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Ngoài ra, cùng với cải cách chính sách tiền lương với cán bộ, công chức, viên chức thì cũng cần xem xét, cải thiện tiền lương đối với người nghỉ hưu để đảm bảo công bằng, tránh cho mức lương quá thấp, không đảm bảo so với tình hình thực tế hiện nay.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Lương đặc thù 36 đơn vị sẽ bảo lưu khi cải cách tiền lương

Sáng 24-10, phát biểu tại thảo luận tổ của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã dành thời gian phân tích về cải cách tiền lương.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Những diễn biến gần đây về chất lượng vệ sinh thực phẩm cho thấy lỗ hổng trong quản lý đã lộ ra, thực phẩm bẩn, giả xuất hiện nhiều hơn.

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Đại lễ Vesak năm nay ở Việt Nam thật đặc biệt. Đây là đại lễ Vesak lần thứ tư mà Việt Nam được chọn làm nơi đăng cai.

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'

Việc thành lập ủy ban sửa đổi Hiến pháp là bước đi đúng đắn, có tính chiến lược. Vấn đề còn lại là phải có một tầm nhìn cải cách rõ ràng, lộ trình chặt chẽ và sự đồng thuận chính trị cao.

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'

Vinh quang đời đời thuộc về nhân dân

Tại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có một bài diễn văn quan trọng và đầy cảm xúc về một chặng đường lịch sử của dân tộc.

Vinh quang đời đời thuộc về nhân dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar