26/02/2025 08:18 GMT+7

Vấn nạn 'bác sĩ' trên mạng

Thông tin về sức khỏe, cách chữa bệnh ngày càng tràn lan trên các công cụ tìm kiếm như Google hay các nền tảng mạng xã hội Facebook, TikTok... Chỉ với vài cú nhấp chuột, đủ kiểu thông tin y tế hiện ra, bệnh gì cũng có "bác sĩ mạng".

Vấn nạn 'bác sĩ' trên mạng - Ảnh 1.

Minh họa: DAD

Sau đó nhiều người tự đánh giá thực trạng sức khỏe của mình, rồi tự mua thuốc hoặc học theo những cách được các "lang băm" trên mạng chia sẻ và gây ra các hậu quả khôn lường.

AI trong vai bác sĩ

Đầu năm 2025, tôi được giới thiệu nhận việc viết nội dung cho website của một phòng khám. Yêu cầu công việc được đưa ra là "viết theo từ khóa được cung cấp sẵn về các loại bệnh, cách điều trị".

Nói cách khác, tôi được "phân vai" bác sĩ trên mạng, đi tổng hợp thông tin trên mạng, viết đúng chuẩn công cụ tìm kiếm để website phòng khám có lượt truy cập từ người dùng - từ đó có thêm bệnh nhân.

Công việc này không khó nhưng tôi từ chối. Tôi không có kiến thức về các vấn đề sức khỏe, cách điều trị bệnh và phòng khám, cũng không có đội ngũ y bác sĩ đứng sau để biên tập, kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải.

Điều này có nghĩa nếu tôi tự tổng hợp, xuất bản các thông tin liên quan thì một ngày nào đó người đọc có thể làm theo và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của họ. Báo Tuổi Trẻ từng lên tiếng về vấn nạn "bác sĩ Google".

Bẵng đi ít lâu, khi tôi quay lại website của phòng khám kia để xem thông tin thì bất ngờ số lượng bài viết đã được lấp đầy. Điều đáng nói, những bài viết này được tạo ra bởi AI (trí tuệ nhân tạo) nhưng lại ghi rằng "thông tin được kiểm chứng bởi bác sĩ A" nào đó.

Không chỉ trên các website, trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, TikTok... bất cứ vấn đề nào liên quan sức khỏe cũng có thể dễ dàng tìm thấy.

Ở đó "vàng thau lẫn lộn", một số trang/nhóm nghiêm túc của những bác sĩ, chuyên gia "có tâm"; nhưng cũng có vô số diễn đàn, trang/nhóm được lập ra với mục đích quảng bá sản phẩm liên quan sức khỏe và cung cấp hàng loạt thông tin không được kiểm chứng.

Chiều khác, những thông tin này luôn cố tình... trầm trọng hóa vấn đề. Không khó để tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội các câu kiểu "có mấy dấu hiệu sau, phải khám ung thư ngay", "đốm đen trên móng tay cảnh báo bệnh ác tính"...

Chính thực tế này khiến người dân vốn luôn sống trong hoang mang "có bệnh vái tứ phương" nay thêm phần lo sợ, mất ăn mất ngủ, sức khỏe thêm trầm trọng.

Gạn đục khơi trong

Những bài viết, video, hình ảnh... về các vấn đề sức khỏe đang được sản xuất với số lượng cực lớn và cứ đưa lên mạng xã hội và lan truyền (bằng nhiều thủ thuật). Điều phức tạp hơn, các nền tảng trên còn cho phép trả tiền để tăng độ tiếp cận với cộng đồng.

Ngoài ra, sự xuất hiện của AI đã tiếp tay để nâng tầm thông tin sai lệch và thao túng tâm lý người dân. Vậy cần làm gì với vấn nạn này?

Trước tiên, ai cũng cần "gạn đục khơi trong" với lượng thông tin khổng lồ trên mạng. Tốt hơn hết, hãy tìm một thầy thuốc "bằng xương bằng thịt". Nếu tra cứu các công cụ tìm kiếm như Google, mạng xã hội thì hãy chọn lọc, tuyệt đối không lấy kết quả được trả về làm chẩn đoán rồi tự mua thuốc hoặc hoang mang, lo sợ.

Những người "sáng tạo nội dung" thì cần suy nghĩ kỹ trước khi đăng một thông tin lên mạng.

Thứ hai, các đơn vị truyền thông nên có cảnh báo về tình trạng "nhà nhà, người người làm bác sĩ, chuyên gia" này. Đồng thời cũng không nên đăng tải những bài viết làm "trầm trọng hóa vấn đề", gây hoang mang cho người dân.

Thời tin rác tràn lan, các đơn vị truyền thông chính thống phải thể hiện được sự uy tín, không chạy theo view, giật tít hay cung cấp những bài viết mà không có ý kiến từ các chuyên gia sức khỏe.

Thứ ba, có lẽ cần thêm những y bác sĩ có chuyên môn nên tham gia mạng xã hội để giải thích cho người dân hiểu rõ về từng vấn đề xảy đến.

Tôi từng đọc bài viết "Bác sĩ chơi TikTok: Để dân mạng Việt không bị thông tin dắt mũi" và rất ấn tượng với việc làm này. Họ chính là những đại sứ của thông tin đúng, sạch, chống lại các thông tin giả, sai tràn lan trên mạng xã hội.

Cơ quan quản lý cũng cần có biện pháp khích lệ, thậm chí là bảo vệ những chuyên gia có tâm này. Tôi từng chứng kiến một bác sĩ có chuyên môn, tư vấn miễn phí trên mạng từng lên tiếng phải "đóng cửa" nhóm vì bị "chèn ép" từ những tổ chức, cá nhân khác.

Chuyện tư vấn chữa bệnh qua mạng hiện nay chưa được quản lý chặt, "vàng thau lẫn lộn". Có lẽ đã đến lúc cơ quan chức năng vào cuộc, "định danh" những tài khoản thực sự có chuyên môn, có tâm, có tầm để người dân hiểu đúng vấn đề sức khỏe của mình, không bị dắt mũi theo những chiêu trò trên Internet.

Tin bác sĩ mạng, mua thuốc online: Thật giả lẫn lộn

Qua mạng xã hội, giờ đây chỉ cần điện thoại thông minh, nhiều người có thể mua thuốc, thực phẩm chức năng giao tận nhà. Đánh vào tâm lý mua dễ, không phải khám bệnh, hàng loạt cá nhân, cơ sở mạo danh bác sĩ tung quảng cáo.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyển chủ đầu tư 8 dự án ngàn tỉ ở Dung Quất

Hàng loạt dự án ngàn tỉ do Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi làm chủ đầu tư được chuyển cho Ban Quản ý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Ngãi.

Chuyển chủ đầu tư 8 dự án ngàn tỉ ở Dung Quất

Người nổi tiếng quảng cáo phải chịu trách nhiệm tương xứng với tầm ảnh hưởng

Cơ quan quản lý đề xuất tăng chế tài xử phạt, có thể cấm người nổi tiếng tham gia quảng cáo nếu vi phạm, đặc biệt trong các trường hợp quảng cáo sai sự thật.

Người nổi tiếng quảng cáo phải chịu trách nhiệm tương xứng với tầm ảnh hưởng

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Hà Nội lý giải việc dân xếp hàng dài từ rạng sáng để xử lý thủ tục hành chính

Hà Nội lý giải gì về việc người dân xếp hàng từ rạng sáng để chờ lấy số thứ tự nộp hồ sơ, xử lý thủ tục hành chính?

Hà Nội lý giải việc dân xếp hàng dài từ rạng sáng để xử lý thủ tục hành chính

Bỏ thi nâng ngạch, bỏ tập sự: Cần cải cách đồng bộ

Bỏ thi nâng ngạch và chế độ tập sự đang được xem là bước đi mạnh mẽ nhằm đưa nền công vụ Việt Nam rời khỏi quỹ đạo "chức nghiệp".

Bỏ thi nâng ngạch, bỏ tập sự: Cần cải cách đồng bộ

Đường hai bên giếng nước Mỹ Tho thành đường một chiều từ hôm nay 10-5

Kể từ 22h ngày 10-5, hai tuyến đường Tết Mậu Thân và tuyến đường Yersin (Mỹ Tho, Tiền Giang) sẽ được điều chỉnh thành đường một chiều, nâng số tuyến đường một chiều lên ba tuyến.

Đường hai bên giếng nước Mỹ Tho thành đường một chiều từ hôm nay 10-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar