10/01/2025 10:40 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cách tính mức lương hưu hằng tháng từ 1-7 đề xuất theo hướng nào?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về cách tính mức lương hưu hằng tháng áp dụng từ ngày 1-7-2025 tại dự thảo thông tư mới.

Đề xuất quy định mới về cách tính mức lương hưu hằng tháng từ 1-7 - Ảnh 1.

Người cao tuổi nhận lương hưu tại một điểm chi trả tại quận Đống Đa, Hà Nội - Ảnh: HÀ QUÂN

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó đề xuất quy định về cách tính lương hưu.

Dự kiến cách tính mới lương hưu hằng tháng

Theo dự thảo, mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định của Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:

Ví dụ, bà A 55 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 32 năm 4 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 1-10-2025. Tỉ lệ hưởng lương hưu của bà A được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%.

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 32 là 17 năm, tính thêm: 17 x 2% = 34%.

- 4 tháng được tính (là) nửa năm, tính thêm: 0,5 x 2% = 1%

- Tổng các tỉ lệ trên là: 45% + 34% + 1% = 80% (chỉ tính tối đa bằng 75%).

- Bà A nghỉ hưu trước tuổi quy định (56 tuổi 8 tháng) là 1 năm 8 tháng nên tỉ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 2% + 1% = 3%.

Như vậy, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A là 75% - 3% = 72%.

Ngoài ra, do bà A có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm (2 năm 4 tháng) nên ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần là 2,5 năm x 0,5 lần mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Hay ông B, 61 tuổi 3 tháng, làm việc trong điều kiện bình thường, có 18 năm 4 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 1-9-2025. Tỉ lệ hưởng lương hưu của ông B được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 40%.

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 18 là 3 năm, tính thêm: 3 x 1% = 3%.

- 4 tháng được tính là nửa năm, tính thêm: 0,5 x 1% = 0,5%

- Tổng các tỉ lệ trên là: 40% + 3% + 0,5% = 43,5%.

Như vậy, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông B là 43,5%.

Với ông K nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 4-2027 khi đủ 55 tuổi. Ông có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; bị suy giảm khả năng lao động 81%.

Tỉ lệ hưởng lương hưu của ông được tính như sau:

- 20 năm đầu được tính bằng 45%.

- Từ năm thứ 21 đến năm thứ 30 là 10 năm, tính thêm: 10 x 2% = 20%.

- Tổng 2 tỉ lệ trên là: 45% + 20% = 65%.

- Ông nghỉ hưu trước tuổi 56 tuổi 9 tháng (tuổi nghỉ hưu năm 2027 của người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) là 1 năm 9 tháng nên tỉ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 2% + 1% = 3%.

Như vậy, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông K là 65% - 3% = 62%.

Cách tính lương hưu với người đóng bảo hiểm xã hội trong nước và nước ngoài

Việc tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu có thời gian đóng bảo hiểm theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhưng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam dưới 15 năm được thực hiện như sau:

Ví dụ ông C - 62 tuổi, đề nghị hưởng lương hưu từ ngày 1-3-2029, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam là 10 năm, và thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở Hàn Quốc là 5 năm.

Việc xem xét, giải quyết chế độ hưu trí đối với ông C được thực hiện căn cứ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc về bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau:

- Thời gian đóng bảo hiểm để xét điều kiện hưởng lương hưu của ông C là tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam và Hàn Quốc: 10 năm + 5 năm = 15 năm. Như vậy, ông C đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Mức hưởng lương hưu ở Việt Nam được tính theo thời gian người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội tại Việt Nam:

- Tỉ lệ hưởng lương hưu của ông C là: 10 x 2,25% = 22,5%.

- Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với 10 năm đóng bảo hiểm xã hội tại Việt Nam được tính theo quy định tại điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội.

- Ngoài mức lương hưu được hưởng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội của Việt Nam, ông C còn được hưởng chế độ hưu trí với thời gian đóng bảo hiểm xã hội tại Hàn Quốc theo quy định của Hàn Quốc.

Đề xuất quy định mới về điều kiện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu từ 1-7

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất quy định mới về điều kiện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu từ 1-7-2025.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 2-7: Hơn 50.000 tờ khai hải quan xử lý ngày 1-7; Mỹ áp thuế đối ứng trở lại sau 9-7

Tin tức đáng chú ý: Mỹ áp thuế đối ứng trở lại sau ngày 9-7, Việt Nam có thể chịu tác động; Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm mạnh; Bệnh nhân được bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả 100% quyền lợi khi đến khám và điều trị tại Bệnh viện FV...

Tin tức sáng 2-7: Hơn 50.000 tờ khai hải quan xử lý ngày 1-7; Mỹ áp thuế đối ứng trở lại sau 9-7

Thời tiết hôm nay 2-7: Miền Nam nắng gián đoạn, chiều tối mưa; Miền Bắc mưa to

Hôm nay 2-7, các tỉnh Bắc Bộ vẫn cao điểm mưa to, có nơi mưa rất to. Nam Bộ và TP.HCM nắng gián đoạn, có lúc mưa rào.

Thời tiết hôm nay 2-7: Miền Nam nắng gián đoạn, chiều tối mưa; Miền Bắc mưa to

Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa trực tiếp theo dõi chỉ đạo đặc khu Trường Sa

Theo quyết định phân công nhiệm vụ của chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa (mới) và các phó chủ tịch tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Nam trực tiếp theo dõi chỉ đạo đặc khu Trường Sa và 2 phường Nha Trang, Phan Rang.

Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa trực tiếp theo dõi chỉ đạo đặc khu Trường Sa

Bộ máy lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và các giám đốc sở, ngành

Bộ máy lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai mới gồm chủ tịch và 4 phó chủ tịch, 1 chánh văn phòng, 12 giám đốc và 1 phó giám đốc phụ trách, 2 trưởng ban.

Bộ máy lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và các giám đốc sở, ngành

36 xã phường TP.HCM khu vực Bình Dương họp kỳ đầu tiên để 'vào việc ngay'

Ngày đầu tiên sau khi sáp nhập, các xã, phường TP.HCM khu vực Bình Dương cũ (gồm 36 xã, phường) đã 'vào việc ngay', tổ chức kỳ họp để thành lập các cơ quan chuyên môn, kiện toàn nhân sự.

36 xã phường TP.HCM khu vực Bình Dương họp kỳ đầu tiên để 'vào việc ngay'

Danh sách bí thư và chủ tịch 124 xã, phường, đặc khu của tỉnh có diện tích lớn nhất nước

Danh sách các bí thư và chủ tịch xã, phường, đặc khu của tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập 3 tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông và Lâm Đồng cũ.

Danh sách bí thư và chủ tịch 124 xã, phường, đặc khu của tỉnh có diện tích lớn nhất nước
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar